It is often said that teens and their parents rarely get on well. Write an essay (180-200 words) to give your opinion on this view and suggest advice to help make the relationship better.
(Người ta thường nói rằng hội tuổi teen và cha mẹ hiếm khi hòa hợp với nhau. Viết một bài luận (180-200 từ) nêu ý kiến về quan điểm này và đưa ra lời khuyên giúp mối quan hệ này tốt đẹp hơn.)
Gợi ý:
It is often argued that teenagers and their parents hardly ever get along. On the whole, I agree with this opinion but also believe that the situation can improve with the right approach.
This intense relationship is often due to generational gaps and conflicting perspectives. Teens seek independence, while parents worry about their safety and future. For example, many teenagers want to stay out late with friends, seeing it as a way to build social connections. However, parents worry that this might lead to risky behaviors and affect their academic performance. Misunderstandings and conflicts tend to occur as a result, making parents seem overly controlling and teens become rebellious.
To improve the situation, communication is key. Both sides should practice active listening and how to express their thoughts calmly. Parents should respect their children’s need for independence, and teens should pay attention to their parents’ concerns. Also, spending quality time together through shared hobbies and interests can help bridge the gap.
In conclusion, while the tension between teenagers and parents is common, it can be worked out. With better communication, mutual respect, and shared experiences, the relationship can become more harmonious and fulfilling for both sides.
(196 words)
Dịch:
Người ta thường cho rằng mối quan hệ giữa thanh thiếu niên và cha mẹ hiếm khi nào hòa hợp. Nhìn chung, tôi đồng ý với quan điểm này tuy nhiên cũng tin rằng tình trạng này có thể cải thiện được nếu có cách tiếp cận đúng đắn.
Mối quan hệ căng thẳng này thường là do khoảng cách thế hệ và quan điểm trái ngược nhau giữa hai bên. Các cô cậu tuổi teen mong muốn có được sự độc lập, trong khi cha mẹ lo lắng cho sự an toàn và tương lai của các con. Ví dụ như nhiều thanh thiếu niên muốn đi chơi khuya với bạn bè, coi đó là cách để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, phụ huynh lại lo lắng rằng điều này có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm và ảnh hưởng đến kết quả học tập. Do vậy hiểu lầm và xung đột có xu hướng xảy ra, khiến cha mẹ trở nên kiểm soát quá mức trong mắt con còn con thì trở nên nổi loạn.
Để cải thiện tình hình này thì giao tiếp là rất quan trọng. Cả hai bên nên chủ động lắng nghe nhau và học cách bày tỏ suy nghĩ một cách bình tĩnh. Cha mẹ nên tôn trọng nhu cầu muốn độc lập của con mình còn thanh thiếu niên cũng nên chú ý hơn đến sự lo lắng của cha mẹ. Ngoài ra, việc dành thời gian ở bên nhau nhiều hơn, cùng chia sẻ những sở thích và mối quan tâm chung cũng giúp thu hẹp khoảng cách.
Tổng kết, mối quan hệ căng thẳng giữa thanh thiếu niên và cha mẹ là phổ biến nhưng có thể giải quyết được. Chỉ cần biết giao tiếp tốt hơn, tôn trọng lẫn nhau và dành thời gian cho nhau, bố mẹ có thể cùng các con xây dựng một mối quan hệ hài hòa.