I/ Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm) (Khoanh tròn vào đáp án đúng)
Câu 1: Định nghĩa về truyền thuyết
A. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kỳ ảo
B. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
C. Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện.
Câu 2: Các từ: Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. Thuộc kiểu cấu tạo từ nào.
A. Từ đơn
B. Từ đơn đa âm tiết
C. Từ ghép
D. Từ láy
Câu 3: Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ
A. Người có tài lớn thời xưa
B. Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
C. Người lính thời xưa.
D. Vạm vỡ, to lớn.
Câu 4: Phần kết thúc truyện “Thạch Sanh” nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
A. Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.
B. Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
C. Thể hiện công lý xã hội
D. Cả A, B, C
Câu 5: Danh từ là gì?
A. Là những từ dùng để gọi tên
B. Là những từ miêu tả sự vật, hiện tượng
C. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm
D. Cả 3 trường hợp trên đều sai.
Câu 6: Xem xét câu thơ sau mắc lỗi gì? “Ai vô Phan rang, phan thiết Ai lên Công tum, tây nguyên, đắc lắc”
A. Lỗi dùng từ. B. Cả hai trường hợp A, B. B. Lỗi chính tả C. Lỗi dùng dấu ngắt câu
Câu 7: Các truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ” Thầy bói xem voi” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện cổ dân giang.
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 8: Chức vụ ngữ pháp điển hình của danh từ là:
A. Làm vị ngừ
B. Làm định ngữ
C. Làm chủ ngữ
D. Làm bổ ngữ.
Câu 9: Truyện “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện cổ dân gian
C. Truyện cười
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 10: Các từ: “Những, các, mọi, từng, tất cả” thuộc từ loại:
A. Số từ C. Lượng từ
B. Danh từ D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 11: Cho các cụm từ “Viên quan ấy, cánh đồng kia, cha con nhà nọ” các từ: Ấy, kia, nọ thuộc từ loại nào?
A. Địnhnh từ C. Chỉ từ B.
Danh từ D. Lượng từ
Câu 12: Chức vụ ngữ pháp điển hình của động từ trong câu là
: A. Chủ ngữ C. Vị ngữ
B. Định ngữ D. Bổ ngử
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Thế nào là truyện ngụ ngôn?
b. Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Thế nào là danh từ?
b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.
c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?
Câu 3 (4,0 điểm) Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?
_____ Hết _____
Giups mk nhé !
câu 1:b
Câu 2 : c
câu 3 : b
câu 4:d
cau 5 :c
câu 6:cậu ơi sao cậu 6 lăng nhăng vậy , mình chả hỉu si ca
câu 7 :d
câu 8:c
câu 9:c
câu 10:a
câu 11:c : chỉ tu
câu 12:c
II, Tự luận :
Bài 1 :
a)
Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b) Các truyện ngụ ngôn mà lớp 6 đã được học :
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thấy bói xem voi
- Đeo nhạc cho mèo
- Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Bài 2 :
a)
Danh từ: là những từ được dùng để chỉ một đối tượng cụ thể như con người, sự vật hay hiện tượng…
b)
Một cơn mưa.
Mấy ngôi nhà.
c)
Một cơn mưa đang kéo đến.
Mấy ngôi nhà trong xóm đã lên đèn.
Bài 3 :
Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.
Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nỗi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.
Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.
Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....