I. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:
- Đây rồi!... Thế chứ lại!
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
- Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày!
...
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên
Câu 2: Các câu: "Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày!" thuộc kiểu câu nào? Phân tích tác dụng của kiểu câu tìm được
A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt
C. Câu trần thuật đơn D. Câu trần thuật đơn có từ là
Câu 3: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang trong đoạn văn trên
Câu 4: Qua đoạn trích trên em thấy được sự cực khổ của nhân dân khi gặp thiên tai. Viết đoạn văn ngắn tả lại cảnh tượng nhân dân đi cứu đê.
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản " Sống chết mặc bay".
Tác giả là : Phạm Duy Tốn
Phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Câu 2: B) Câu đặc biệt
Câu 3: Tác dụng của dấu chấm lửng có trong đoạn trích trên là:
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngùng, ngắt quảng
Tác dụng của dấu gạch ngang có trong đoạn trích trên là:
Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
câu 4:
Văn bản trên cho thấy một tình cảnh hết sức căng thẳng. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao, đê có nguy cơ bị vỡ. Với công cụ thô sơ. Những người nông dân chân lấm tay bùn với hàng ngàn động tác khác nhau: người thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới trời mua tầm tả cùng nhau chung tay chống lại thiên tai bảo lụt. Sự vất vả của người dân kéo dài mãi đến tận đêm khuya. ...