M là: Na ; A là: Na2O ; B là: NaOH ; D là: Na2CO3 ; C là: Na2HCO3 ; E là: CO2
M là: Na ; A là: Na2O ; B là: NaOH ; D là: Na2CO3 ; C là: Na2HCO3 ; E là: CO2
Hòa tan hoàn toàn 22g hỗn hợp X gồm sắt và kim loại M( chỉ có hóa trị 2) trong 100ml dung dịch chứa 2 axit HNO3 và H2SO4 thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch A chỉ chứa 2 muối sunfat của sắt và M, đồng thời giải phóng 20,16 lít hỗn hợp khí B gồm NO2, NO, N2O đo ở 13,56 độ C và 1,05 atm. Tỷ khối của B so với hidro là 21,533. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bằng dung dịch xút dư thu được 53,9g muối. Cho dung dịch A tác dụng hết với xút dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn D gồm 2 oxit. Cho luồng CO dư qua D đốt nóng phản ứng xong thấy D giảm 4,8g
a, Xác định kim loại M? Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp.
b, Tính C% của 2 axit trong dung dịch ban đầu( d của dung dịch 2 axit= 2,5g/ml)
chất nào tác dụng với dd hcl,dd h2so4 loãng sinh ra :
a,chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa xanh
b,dd màu xanh lam
c, kết tủa trắng không tan trong nước và axit
d, dd không màu và nước
e,dd màu vàng nâu
1. Đốt cháy từ CuO và FeO với C có dư thì được chất rắn A và khí B. Cho B tác dụng với nước vôi trong có dư thì được 8g kết tủa. Chất rắn A cho tác dụng với dd HCl có nồng độ 10% thì cần dùng một lượng axit là 73g sẽ vừa đủ. Tính khối lượng CuO và FeO trong hỗn hợp ban đầu và thể tích khí B.
2. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dd không màu sau: CaCl2, Ba(OH)2, KOH, Na2SO4. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dd đựng trong mỗi lọ. Viết các PTHH.
3. Trình bày phương pháp hóa học để tuinh chế khí CO từ hỗn hợp khí: CO2, SO2, CO.
4. Tính khối lượng của CuSO4.5H2O và khối lượng nước cần lấy để điều chế được 200g dd CuSO4 15%.
cho 14,8g hỗn hợp kim loại hóa trị 2, oxit và muối sunfat của KL đó tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng thì cần 500 ml. Sau phản ứng đc dung dịch A và 4,48l khí. Cho NaOH dư vào đ A đc kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14 g chất rắn. mặt khác nếu cho 14,8g hỗn hợp trên vào 0,2 l dd COSO4 2M khi phản ứng kết thúc, tách chất rắn và chưng khô dd ta đc 62 g chất kết tinh
a, tìm kim loại ban đầu và thành phần % các chất trong hỗn hợp bạn đầu
b tính CM của dd H2SO4
Hòa tan hoàn toàn 4,431 g hỗn hợp Al và Mg bằng 200ml dd HNO3 loãng , vừa đủ thu đc dd A ( không chưa NH4NO3) và 1,568 lit đktc hỗn hợp 2 khí ko màu có khói lượng là 2,59 g, trong đó có 1khí hóa nâu ngoài khong khí
a, tính % khối lg mõi kim loại trong hỗn hợp
b, tính nồng đọ mol của dd HNO3
c, tính thể tích dd NaOh8 % (D=1,082 g/ml) tối thiểu cần dùng để td với dd A thu đc lg kết tủa là nhỏ nhất
d, cô cạn dd A thì lg muối khan thu đc là bao nhiêu ?
hỗn hợp Q nặng 16.6g gồm Mg,oxit của kim loại A hóa trị III và oxit của kim loại B có hóa trị II được hòa tan bằng HCl dư thu được khí X bay lên và dung dịch Y. Dẫn X qua bột CuO nung nóng thu được 3.6 g nước. Làm bay hơi hết nước của dd Y thu được 24.2 g hỗn hợp muối khan.Đem điện phân 1/2 Dd Y đến kim loại B tách hết ra ở cực âm thì ở cực dương thoát ra 0.71 g khí Cl2
a) Xác định 2 kim loại A,B biết B không tan được trong dd HCl, khối lượng mol của B lớn hơn 2 lần khối lượng mol của A
b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong Q
c) Nêu tên và ứng dụng của hợp kim chứa chủ yếu 3 kim loại trên trong kĩ nghệ
Cho 4.58g hỗn hợp Zn,Fe, Cu vào cốc dựng 170ml dung dịch CuSO4 0.5M . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B ,chất rắn C . Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được 6g chất rắn D . Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư , lọc lấy kết tủa . nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5.2g chất rắn E .
a. Chứng minh CuSo4 dư
b. TÍnh % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp .
Câu 3: Cho các kim loại A, B, C, D. Biết rằng:
- Hỗn hợp kim loại A,B có thể tan trong nước dư.
- Hỗn hợp kim loại C,D chỉ tan một phần trong dung dịch HCl dư ( phản ứng xảy ra hoàn toàn).
- Kim loại A có thể đẩy kim loại C nhưng không đẩy được kim loại D ra khỏi dung dịch muối.
Xác định A,B,C,D. Biết chúng là những kim loại trong số các kim loại sau: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Giải thích và viết phương trình phản ứng minh họa.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
_Thí nghiệm 1: thêm 6g MnO2 vào 392g hỗn hợp gồm KCl và KClO3 thu dc hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu dc chất rắn nặng 304g và một lượng khí A.
_Thí ngiệm 2: Cho một lượng sắt vào H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 334.8g thì thu dc khí B.
_Thí nghiệm 3: Đem 3.48g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thì thu dc một lượng khí D màu vàng lục.
_Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B, khí D thu dc ở trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ lên cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ bình về 25oC thu dc dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính C% của chất tan có trong dung dịch Y?