Hòa tan 11.5g hỗn hợp A gồm Al, Cu, Mg trong dung dịch HCl (đã lấy dư 10% so với lượng cần dùng) thu được 5.6l khí (đktc), dung dịch B và chất rắn D. Lọc lấy D cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư thu được 4.48l khí (đktc)
1) Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp A
2) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu cần dùng khi cho vào dung dịch B để tạo ra khối lượng kết tủa là bé nhất
1. 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
Cu + 4HNO3 -> Cu(NO3)2 + 2H2O + 2NO2
nNO2 = 0,2 mol theo pt => nCu = 0,1 mol => mCu = 6,4g
nH2 = 0.25 mol. Đặt x là nAl và y là nMg => có hệ pt:
3x + y = 0,25
27x + 24y = 11,5 - 6,4
=> x = 0.02; y = 0.19 => mAl = 0.54g; mMg = 4.56g
2. NaOH + AlCl3 -> Al(OH)3 + 3NaCl
NaOH + MgCl2 -> Mg(OH)2 + 2NaCl
NaOH + Al(OH)3 -> NaAl(OH)4
Để thu được lượng tủa bé nhất thì NaOH dùng vừa đủ để cả 3 pư xảy ra.
nNaOH = 3nAlCl3 + 2nMgCl2 + n Al(OH)3 = 4nAl + 2nMg = 4.0.02 + 2x 0.19 = 0.46
CM = n/V => V = n/CM = 0.46/2 = 0,23 lit = 230 ml.
Cô thấy đề câu b hơi vô lí. Nếu mà cho NaOH vào để tạo lượng kết tủa bé nhất thì tốt nhất là đừng nên cho NaOH vào làm gì, như vậy sẽ ko có kết tủa.
Đề này chắc phải là tính lượng NaOH tối thiểu cho vào ddB để kết tủa đạt cực đại