hiuhiuu:< các bạn giúp mình với ạ
mình cần gấp ngay hôm nay ạ
bạn nào giúp mình thì mình xin cạm ơn ạ <3
1. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và
thích nghi với đời sống ở cạn?
2. Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
3. Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
4. Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.
5. Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích với đời sống hoàn
toàn ở cạn.
6. So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch:
7. So sánh cầu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch:
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ Dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → Thuận lợi cho việc di chuyển.
2.
Đặc điểm chung của Lưỡng cư
- Môi trường sống: Nước và cạn.
- Da: Trần, ẩm ướt.
- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều.
- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành).
- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Sự phát triển cơ thể: Biến thái.
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt.
3. Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người:
- Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.
- Có giá trị thực phẩm.
- Là vật thí nghiệm trong sinh học.
- Là chế phẩm dược phẩm.
4. * Sự sinh sản:
- Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
- Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
- Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
* Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
- Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
- Nòng nọc mọc 2 chi sau.
- Nòng nọc mọc 2 chi trước.
- Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.
5. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
- Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
- Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
- Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
- Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
- Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
6. * Giống: Bộ xương chia làm 3 phần: đầu, thân, chi.
* Khác:
- Xương thằn lằn :
+ Cổ dài (8 đốt sống cổ).
+ Duôi dài.
+ Chi trước và chi sau bằng nhau.
+ Chi trước có 5 ngón.
- Xương ếch:
+ Cổ ngắn (1 đốt sống cổ).
+ Đuôi tiêu giảm (đốt sống cùng).
+ Chi trước ngắn, chi sau dài.
+ Chi trước có 4 ngón.
7.
Các nội quan | Ếch | Thằn lằn |
Phổi | Phổi đơn giản, ít vách ngăn. (chủ yếu hô hấp bằng da) | Phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp). |
Tim | Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thât máu pha trộn nhiều hơn). | Tim 3 ngăn; tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn). |
Thận | Thận giữa (Bóng đái lớn). | Thận sau (Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước). |
Good luck!
các bạn ưi .-. cho mình xin lỗi nhó :(( mình xin sửa lại là sinh học lớp 7 chứ không phải 12 ạ:3