- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:
a. Trước khi giặc đến:
+ Xuất thân: là những người nông dân nghèo khó “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”
+ Cuộc sống: gắn bó với công việc ruộng đồng: việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy vốn quen làm...
+ Sử dụng từ láy "cui cút" tái hiện cuộc sống chịu khó, lam lũ, bao lo toan, vất vả nhưng vẫn nghèo túng của những người nông dân
→ Bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân
+ Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,…
→ Xa lạ, không hiểu biết với công việc nhà binh, chiến tranh.
b. Khi kẻ thù xâm phạm đất nước:
+ Tâm trạng lo âu, hồi hộp luôn trong trạng thái bất ổn của người nông dân
+ Lòng căm thù giặc tột cùng gian: hơn 10 tháng, đã 3 năm đến mức phản ứng tự nhiên mà quyết liệt: muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ,...
+ Nhận thức: “một mối xa thư đồ sộ”, “ hai vầng nhật nguyệt chói lòa”
→ Nhận thức về trách nhiệm của mình trước hoàn cảnh đất nước.
+ Hành động: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình”; “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
→ Tâm thế mới: tự nguyện bổ sung vào đội quân chiến đấu với quyết tâm.
c. Trong “ trận nghĩa đánh Tây”:
+ Những người nghĩa sĩ nông dân vốn chẳng được huấn luyện, vũ khí chiến đấu chính là những nông cụ thô sơ
+Tinh thần dũng cảm, kiên cường, quật cường, xả thân
→ Tư thế hiên ngang, tinh thần quả cảm của nghĩa sĩ