Bài viết số 6 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Y Sương

"Hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì

Phạm Thị Trâm Anh
14 tháng 3 2017 lúc 7:45

Tham khảo bạn nhé!

Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:

"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

"Nên thợ, nên thầy vì có học,

No ăn, no mặc bởi hay làm".



Anh Qua
31 tháng 1 2019 lúc 11:46

Đất nước ta đang bước vào thời đổi mới: công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuổi trẻ đã và đang tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách và học hành qua sách. Câu nói của M. Go-rơ-ki đã chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật vậy, sách đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền văn minh nhân loại. Mọi kiến thức về khoa học kĩ thuật, về văn hóa văn học của loài người đã được sáng tạo ra trong nhiều thiên niên kỉ, đã được lưu giữ lại qua hàng triệu triệu trang sách.

Những trang sử của các dân tộc từ xa xưa đến ngày nay đều được ghi chép lại trên những trang sách. Những phát kiến về địa lí, về thiên văn, về hải dương học, những kiến thức về thực vật, về động vật, những phát minh về máy móc, về điện lực, về kĩ thuật như công nghệ thông tin, y học hiện đại... đều được ghi chép lại, in ấn lại trên sách.

Sách có thể là những tấm da bò, những thẻ tre, những mộc bản, những thạch bản...cho đến những trang sách, quyển sách in bằng kĩ thuật hiện đại nhiều màu trên các loại giấy tốt như hiện nay. Có những cuốn sách đồ sộ hàng ngàn trang, hàng triệu triệu chữ như các cuốn Bách khoa toàn thư, các cuốn Từ điển ngôn ngữ, Từ điển chuyên ngành, cho đến các cuốn sử thi, Kinh thánh, các tập truyện phiêu lưu, truyền kì, các tập thi ca,... Đó là trí tuệ, tri thức của hàng ngàn, hàng vạn học giả, nhà triết học, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học trong nhiều thời đại để lại cho nhân loại hôm nay và mãi mãi sau này. Đúng sách là nguồn kiến thức. Và mỗi chúng ta phải biết yêu sách, phải biết trân trọng giữ gìn sách. Phải xem sách là người thầy, người bạn khai sáng cho mỗi chúng ta để mỗi chúng ta tiến bước trên con đường văn minh hiện đại.

Xã hội ngày một đổi mới. Đất nước ngày một đổi mới. Không thể sống trong tối tăm u mê. Không thể khoanh tay ngồi nhìn thiên hạ. Không thể quẩn quanh trong bốn bức tường, làm đầy tớ cho thiên hạ.

Thời đại mới cần có những con người mới; những con người có văn hoá cao, có kiến thức khoa học tiên tiến. Hơn bao giờ hết, ta càng thấy rõ lời khuycn của M. Go-rơ-ki: "'chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Sống trong văn minh, sống trong khoa học kĩ thuật hiện đại, có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Con đường đi lên của tuổi trẻ là con đường học vấn. Có thể học ở trường, học ở thầy, ở bạn, học ở trong thực tế cuộc sống. Nhưng không thể thiếu việc học trong sách vì sách là nguồn kiến thức, vì đọc sách thì ta mới có kiến thức để bước lên con đường sống, con đường văn hoá, con đường khoa học kĩ thuật. Ta càng thấm thìa lời dạy của Lê nin: "Không có sách thì không có tri thức; Không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”.

Tóm lại, sách là giá trị tinh thần vô giá của nhân loại trên con đường đi tới văn minh. Sách có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bồi đắp trí tuệ, tâm hồn của mọi người. Sách phát triển tài năng cho những con người hiếu học, thích khám phá và hiểu biết. Đọc sách và nhờ sách để tự khám phá chiều sâu tâm hồn mình, tự hoàn thiện nhân cách mình. Đọc sách còn là một phương pháp tự học rất thiết thực và hữu ích. Câu nói của M. Go-rơ-ki là một lời khuyên bổ ích đối với mỗi chúng ta. Hãy biết yêu sách, quý sách. Hãy coi sách là người thầy, người bạn để phấn đấu vươn lên trở thành một con người có học vấn cao, có kĩ thuật khoa học tiên tiến, biết đem tài năng góp phần phát triển đất nước, làm cho Việt Nam sớm trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng, dân chủ, văn minh.



Trần Mạnh Hòa
2 tháng 4 2019 lúc 21:44

Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:

"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

"Nên thợ, nên thầy vì có học,

No ăn, no mặc bởi hay làm".