Hãy viết báo cáo về:
-Vai trò của không khí sạch đối với hô hấp
-Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp
-Các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp
-Những nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp ảnh hưởng đến cơ thể
-Vai trò của các biện pháp vệ sinh hô hấp
-Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường không khí
-Đề xuất các biện pháp tham gia các hoạt động làm sạch không khí
-Đề xuất các biện pháp tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống đuối nước
-Đề xuất các biện pháp tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của bệnh về hô hấp
1. Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Không khí là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 , cần cho hô hấp của con người và động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống.duy trì sự cháy và có vai trò quan trọng trong sản xuất ,y tế và trong công nghiệp.
2. Gây bệnh về hô hấp như viêm phổi mãn tính, phổi tắc nghẽn (COPD), viêm phế quản, ho,..
3.
Trồng nhiều cây xanh
Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên
Vệ sinh cá nhân đúng cách
Không hút hoặc ngửi thuốc lá
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
4. + Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin,... + Các vi sinh vật gây bệnh.
5.
Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.
Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí dộc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...)
Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.
Hạn chế ô nhiẻm không khí do bụi.
6.Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị khôngvấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đềtoàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp)mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Ô nhiễm môi trường không khí” để nghiên cứu và qua đó em đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
7.Các biện pháp làm sạch không khí
- Hạn chế tác động của con người vào thiên nhiên như: Hạn chế đốt rừng, hạn chế khai thác rừng, khoáng sản nhằm giảm ảnh hưởng đến sự cân bằng vốn có của khí quyển.
- Chống sa mạc hóa, hoang hóa.
- Trồng cây xanh, trồng rừng, trồng rừng cây đệm ven bờ biển chung sự xâm lấn của cát, hơi muối biển.
- Cải tiến công nghệ sản xuất và khai thác: Biện pháp này nhằm giảm các chất thải và các chất thải độc gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Thay đổi nguyên, nhiên liệu cho sản xuất để tránh hoặc giảm thiểu thải các chất có hại vào không khí.
8.Một số biện pháp phòng chống đuối nước.
- Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa.
- Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.
- Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi.
- Do đó ngoài việc thường giám sát con cái, cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn.
- Ngoài ra trong nhà trường cũng cần dạy kỹ năng bơi cho trẻ như một chương trình bắt buộc trong môn học thể dục. Bên cạnh đó mọi người trong cộng đồng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.
9.Các biện pháp tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của bệnh về hô hấp
-Giải thích để mọi người biết rõ tác hại của các bệnh về hô hấp
-Khuyên mọi người nên tránh xa những nơi ô nhiễm môi trường
-Khuyên mọi người nên tự trang bị những vật bảo vệ mũi,miệng cần thiết khi ra đường
-Chung tay xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp