Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô Độc

Hãy tưởng tượng bạn là thư kí của UPU hãy viết một bức thư về các vấn đề trong xã hội hiện nay.

HELP ME!

Hoàng Hà Trang
9 tháng 2 2017 lúc 15:02

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, đây cũng chính là mục đích mà tôi viết bức thư này gửi đến ngài

Bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp nhưng đó là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất nước. Phân tích một số vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta trong thời gian tới là nội dung có ý nghĩa quan trọng.

Bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ môi trường sống, môi trường để phát triển bền vững. Thực hiện nhiệm vụ này hiện nay ở nước ta đang đứng trước những mâu thuẫn cần giải quyết.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể và người dân.

Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, ở không ít nơi còn cho đây là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là việc quản lý, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Ở nhiều nơi, lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý, chưa chặt chẽ và quyết liệt. Có những trường hợp người dân phản ánh vụ việc đến cấp trên thì chính quyền địa phương mới biết, thậm chí, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương còn tiếp tay cho các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền cấp cơ sở chưa phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường tự nhiên. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và địa phương còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang tạo nên một nhu cầu rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành kinh tế. Việc khai thác, tận dụng tối đa mọi nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có làm cho các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn. Ngược lại, chi phí cho vấn đề bảo vệ, tái tạo và cải thiện môi trường tự nhiên làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải) còn mang tính đối phó. Một số cơ sở chỉ đầu tư ở mức tối thiểu, công nghệ, thiết bị không phù hợp hoặc sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu công trình thì lại không đưa vào vận hành do ngại tốn nhân công, hóa chất, năng lượng. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, thải ra nhiều chất thải độc hại. Đây là một trong tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với người dân, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của các chủ thể và người dân còn rất thấp, chưa có thói quen tự giác bảo vệ môi trường. Tình trạng vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh nơi công cộng; sử dụng các biện pháp hủy diệt trong khai thác thủy sản, đánh bắt động vật quý hiếm ;… còn khá phổ biến. Đó là chưa kể lối sống của người sản xuất nhỏ, tự do, tùy tiện, thái độ bàng quan với tài nguyên môi trường. Nhiều vấn đề môi trường của ngày hôm nay là kết quả từ những hạn chế trong nhận thức và thái độ của con người. Nhiều quyết định hàng ngày của con người ngày hôm nay có ảnh hưởng lớn đến môi trường trong tương lai, chẳng hạn như nên sử dụng túi nilong hay thay thế bằng làn, bằng túi giấy đi chợ; nên đi xe máy hay xe đạp khi đi làm hay đi chơi (quyết định cá nhân); nên sử dụng giấy tái sinh hay mua nguyên liệu mới (quyết định của doanh nghiệp); nên phát triển năng lượng hạt nhân hay sử dụng năng lượng truyền thống (quyết định Nhà nước). Tập hợp nhiều quyết định sẽ tạo nên một chuỗi hành vi của con người có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến môi trường tự nhiên.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ và nhân lực cho bảo vệ môi trường tự nhiên còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ, nhân lực trong bảo vệ môi trường còn hạn chế và lạc hậu. Để bảo vệ, cải thiện, phòng chống ô nhiễm cũng như khai thác hợp lý môi trường tự nhiên thì vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tự nhiên hiện đại, phù hợp, thân thiện với môi trường không chỉ giúp cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn đảm bảo việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Trong khi khối lượng chất thải đa dạng nhiều chủng loại đang ngày một tăng lên thì phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đều chưa có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có giá trị xuất khẩu lớn và những ngành sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như chế biến thủy sản, dệt may, da giầy, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, khai thác, chế biến khoáng sản, ngành nông nghiệp. Các công trình hạ tầng về môi trường còn hạn chế. Đặc biệt, các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống trạm quan trắc quốc gia; hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập. Nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, y tế, nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn còn thấp. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát môi trường còn mỏng, mức phạt hành chính đối với việc nhập rác thải công nghiệp còn thấp, không có tác dụng răn đe. Điều này, càng làm sâu sắc thêm những khó khăn cho công tác bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Hiện nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước hiện có 1.448 người, cấp huyện trên 1.300 người và cấp xã trên 11.000 người làm công tác địa chính, xây dựng và môi trường (chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường). Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên một triệu dân, trong khi, con số này ở Trung Quốc là 40 người, Thái Lan là 42 người, Campuchia là 55 người, Malaixia là 100 người, Singapo là 350 người, Canada là 155 người, Anh là 204 người (2). Phần lớn cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có bằng cấp chuyên môn về môi trường, mới được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế.

Mâu thuẫn giữa những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên vào nền nếp.

Hiện nay, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp nhằm kiểm soát và tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, hiện công tác này đang còn nhiều bất cập.

Một điển hình về những vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên là hoạt động khai thác khoáng sản. Công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản thiếu sự thống nhất giữa trung ương và địa phương. Ở nhiều địa phương, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa đúng quy định, chỉ quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương mà chưa chú trọng đến tiêu chí năng lực, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, phần lớn các giấy phép khai thác khoáng sản đều tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng, ít các dự án chế biến sâu khoáng sản. Công tác lập, phê duyệt khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản còn chậm. Nhiều hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp và tái diễn.

Một vấn đề nữa là những bất cập trong công tác thu hồi và giao đất hiện nay. Về cơ bản, quá trình phát triển kinh tế xã hội tất yếu dẫn đến công nghiệp hóa, đô thị hóa. Việc thu hồi đất của các chủ thể đang sử dụng để giao cho các chủ thể khác nhằm phát triển dự án là tất yếu. Tuy nhiên, cơ chế hiện hành về thu hồi, giao đất thỏa đáng giữa các bên nhà nước - chủ thể bị thu hồi - chủ thể được giao đất chưa tường minh, chưa minh bạch. Hơn nữa, đất sau khi được thu hồi giao cho bên nhận đất nhưng trong không ít trường hợp lại được sử dụng không đúng như cam kết. Nhiều dự án triển khai không đúng tiến độ, thậm chí sai mục đích. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai và bất bình trong nhân dân.

Việc tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng thời gian qua chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong số hàng nghìn dự án đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã không thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặc dù các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được người dân, công luận lên tiếng phản ánh; trong đó có việc xả chất ô nhiễm với khối lượng lớn ra sông, vào đất, ngấm vào nguồn nước, nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác trái phép các nguồn tài nguyên như khai thác cát trên sông Hồng, khai thác khoáng sản bừa bãi... nhưng cho đến nay hầu như chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự. Những hạn chế này cho thấy, cần tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật và sử dụng tối đa sức mạnh của pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường chưa kịp thời. Nhiều dự án bảo vệ môi trường triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm môi trường chưa đủ mạnh, dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức tái phạm nhiều lần. Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật. Mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm do khai thác, chế biến khoáng sản gây ra. Điều này cũng đang gây ra những trở ngại trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nề nếp.

Những yếu kém nêu trên trong cơ chế, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất hợp lý, khung xử phạt thấp, nên chưa có tác dụng răn đe, còn nặng về biện pháp hành chính, chưa coi trọng công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tới nhân dân chưa tốt, người dân còn thiếu kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Việc thu thập dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại cũng còn hạn chế. Đặc biệt, việc xác định cụ thể, rõ ràng và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không hề dễ. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Tôi mong, những ý kiến tôi đưa ra ở trên, sẽ giúp đỡ được ngài trong một số vấn đề cấp thiết

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Trang

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017

Hoàng Hà Trang
9 tháng 2 2017 lúc 15:10

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.

Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.

Thưa ngài Antonio Guterres,

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, đây cũng chính là mục đích của tôi khi viết cho ngài lá thư này.

Đã từ lâu, an toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây số tai nạn giao thông đã xãy ra càng nhiều, tỉ lệ tử vong tăng rất nhanh. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ có suy nghỉ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Do đó chúng ta phải cần xây dựng văn hóa giao thông.

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay ta thấy rằng các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng tăng. Bây giờ 16 tuổi đã được chạy xe đạp điện, xe máy điện. Các bạn thân mến, xe đạp điện và xe máy điện rất có ít cho học sinh, sinh viên vì các lợi ít như: không cần nhiên liệu, không tốn sức đạp,... Đặc biệt xe đạp điện làm giảm thiểu tai nạn giao thông, cho học sinh, sinh viên yên tâm hơn khi đi bằng xe đạp điện, xe máy điện. Ngoài việc chấp hành những quy định giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải có văn hóa giao thông cần biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người tàn tật biết giúp đỡ những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án với những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: không đội nón bảo hiểm, đua xe, gây tai nạn rồi bỏ trốn,... Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xãy ra như số điện thoại bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó chính là sự hợp tác điều kiện hổ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lí trật tự an toàn giao thông, khi cần thiết, ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham gia giao thông.

Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... đây là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Tất cả các điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các bạn học sinh và đây cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường quản lí giáo dục học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Từ những yếu tố trên tôi thấy rằng nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tuyên truyền cho học sinh những kiến thức cơ bản về luật giao thông để họ ý thức tham gia giao thông để góp phần cải thiện được tình trạng vi phạm giao thông như hiện nay. Xây dựng văn hóa giao thông cũng chính là cho học sinh và các bậc phụ huynh có những nhận thức đúng đắng hơn về an toàn giao thông.

Biết được bao cái chết thương tâm của những người vô tội và biết bao những con người còn sống mà cơ thể không lành lặn chỉ vì những tai nạn giao thông. Nguyên nhân do đâu thì có lẽ ai cũng biết tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng này thì mỗi chúng ta ai ai cũng có trách nhiệm bảo vệ mình trước khi người khác bảo vệ, đây là vấn đề liên quan đến tính mạng con người. Chính vì thế mà trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của toàn xã hội.

Là một học sinh mỗi người chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ những hành động của mình khi tham gia giao thông tự giác học luật và thực hiện đúng quy tắc mỗi khi ra đường. Nhà trường và xã hội cần đặc mục tiêu sau đó áp dụng hướng dẫn học sinh và người dân của mình góp phần vào nếp sống an toàn giao thông tại địa phương mình. Hãy lên tiếng vì an toàn giao thông để đảm bảo sự an toàn của mình và những người xung quanh. Nếu làm được những viêc này sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang cần sự giúp đỡ của chính những con người đang sống trên mảnh đất quê hương Việt Nam.

Tôi mong, những ý kiến tôi đưa ra ở trên có thể giúp đỡ được ngài trong một số vấn đề cấp thiết

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Trang

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017


Các câu hỏi tương tự
Bùi Ngọc Trân
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Công Tài
Xem chi tiết
khánh như đoàn
Xem chi tiết
anne đậu
Xem chi tiết
Trần Quỳnh
Xem chi tiết
Gia Long Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Võ Bảo Vân
Xem chi tiết