Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hồng Huyền

Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh : Sự gản dị thể hiện trong thơ văn của Bác Hồ.

Phạm Ngọc Linh
28 tháng 3 2017 lúc 20:21

a) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:

– Bác viết nhiều bài ca để giác ngộ, vận động quần chúng tham gia cách mạng, đoàn kết đánh giặc cứu nước. (Bài ca Việt Minh, Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết…)

– Thơ chúc tết 1947 là lời kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến, bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập vừa giành được từ tay Pháp, Nhật.

– Mừng xuân: 1949 là lời động viên nhân dân cả nước thi đua đánh giặc, thi đua sản xuất, là niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng.

b) Thời kì chống Mĩ cứu nước:

– Bài thơ chúc Tết năm 1956, Bác Hồ đã kêu gọi nhân dân cả nước sát cánh đồng lòng. Miền Bắc thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam giữ vững thành đồng… Và khẳng định nước nhà sẽ hòa bình, thống nhất.

– Mừng xuân 1969 là bài thơ xuân cuối cùng của Bác. Bài thơ tổng kết ngắn gọn và chính xác tình hình năm cũ, mở ra một tương lai tươi sáng của cách mạng trong năm mới, đồng thời chỉ rõ mục tiêu phấn đấu là đánh Mĩ, ngụy nhào để giải phóng miền Nam, Bắc – Nam sum họp một nhà.

le tran nhat linh
28 tháng 3 2017 lúc 20:27

Giản dị là đức tính nổi bật nhất trong con người vĩ đại của Hồ Chí Minh. Cuộc đời Bác – cuộc đời chính trị lay trời chuyển đất – nhưng cũng là cuộc đời của một con người, có lối sống thanh bạc vô cùng. Để ca ngợi phẩm chất cao quý ấy, đã có biết bao bài báo, bài văn thơ của bao nhiêu tác giả trong nước và ngoài nước. Và chính Người đã ghi lại lối sống giản dị của mình bằng chính những vần thơ cũng hết sức giản dị, tự nhiên.

Sự giản dị của Bác nhất quán từ lối sống đến ngôn ngữ nói, viết và trong quan hệ với mọi người. Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói, chúng ta chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Quan niệm về sự giản dị đã được Người bộc lộ trong nhiều bài thơ:

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

Trần mà như thế khác gì tiên.

(Sáu mươi tuổi)

Như vậy, lối sống này thực sự là một lối sống văn minh, xuất phát từ một cách nghĩ rất tiến bộ. Chẳng cần phải quan trọng vật chất, cái đáng quý ở sự giàu có về tinh thần và sự thanh cao của tâm hồn. Sáu mươi ba tuổi Bác lại viết:

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung

Thật vậy, chỉ khi nào trong suy nghĩ không vướng bận lo toan vật chất tầm thường thì tinh thần mới thư thái bay bổng. Tâm hồn cao quý ấy vút nên từ cuộc sống vô cùng giản dị, thậm chí có phần kham khổ của người chiến sĩ cách mạng:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo hẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

(Tức cảnh Pác Bó)

Cảm động làm sao khi biết rằng nơi rừng sâu hang tối, nơi bàn đá chông chênh là nơi Người tạo nên những trang sử hào hùng cho dân tộc. Ăn thế, ở thế nhưng chính sự giản dị về vật chất đã làm nổi bật sự phong phú trong đời sống tinh thần của Bác. Ý chí, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tính hài hước – hóm hỉnh vẫn nổi lên trên nền bức tranh gian khổ: Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Ngay cả trong vòng tù tội, vật chất thiếu thốn đủ bề nhưng đời sống tinh thần của Bác không vì thế mà khô cằn và kém phần lãng mạn. Vượt ra khỏi khó khăn về vật chất, vượt ra khỏi chấn song nhà tù, Bác làm bạn với trăng:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cành đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

Giản dị trong đời sống, Người còn giản dị trong cả ngôn ngữ văn thơ. Có lẽ, chưa có ai lại đưa việc tế nhị của con người vào thơ tự nhiên và hài hước như Bác:

Đau khổ chi bằng mất tự do

Đến buồn đi ***** cũng không cho

Cửa tù khi mở, không đau bụng

Đau bụng thì không mở cửa tù.

(Bị hạn chế)

Sau bốn tháng bị giam cầm trong nhà tù dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch, chúng ta chẳng còn nhận ra vị lãnh tụ vĩ đại trong hình hài quỷ đói:

Răng rụng mất một chiếc

Tóc bạc thêm mấy phần

Gầy đen như quỷ đói

Ghẻ lở mọc đầy thân.

(Bốn tháng rồi)

Quả là hết sức chân thật và hóm hỉnh! Chuyện bình thường là vậy. Song đến những vấn đề triết lí cao cả sâu xa, trong thơ Bác cũng trở nên bình dị và rất dễ hiểu:

Sự vật xoay vần đã định sẵn

Hết mưa là nắng hửng lên thôi

…. Hết khổ là vui vốn lẽ đời

(Trời hửng)

Quy luật vận động của tự nhiên, của con người đã được Hồ Chủ Tịch đúc kết trong mấy câu thơ mộc mạc đến không ngờ. Để khuyên răn mọi người phải không ngừng phấn đấu rèn luyện mới mong ngày thành công, Bác đã sử dụng hình ảnh hạt gạo gần gũi quen thuộc đối với một nước nông nghiệp như nước ta:

Gạo đem vào giã bao đau đởn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nghe tiếng giã gạo)

Người giản dị trong cả mối quan hệ với tất cả mọi người. Thiếu niên nhi đồng là đối tượng Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Đơn giản mà sâu xa, mộc mạc mà ý nghĩa, khi đối tượng khuyên răn là các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác đã đúc kết trọn vẹn sự nhắn nhủ của mình trong năm điều ngắn gọn, dễ thuộc dễ nhớ. Các cháu ghi nhớ một cách dễ dàng và phấn đấu làm theo bởi tính gần gũi, không hô hào đao to búa lớn và phù hợp với lứa tuổi:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Học tập tốt, lao động tốt.

Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Khiêm tốt, thật thà, dũng cảm.

Sống là người giản dị, mất đi, Bác cũng mong được thanh thản, nhẹ nhàng. Thật xúc động khi đọc những lời Di chúc của Người, khi Người muốn một lễ tang đơn giản, được hòa mình vào mảnh đất thân yêu. Nhân dân thương tiếc Người, cả thế giới ca ngợi Người không chỉ bởi Người là vị lãnh tụ vĩ đại mà Người còn là vị cha già của dân tộc Việt Nam.

Thảo Phương
28 tháng 3 2017 lúc 20:32

1. Mở bài:

– Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

– Trong đời sống, tác phong của Bác rất tự nhiên, giản dị.

– Lời nói và bài viết để tuyên truyền các mạng của Bác cũng rât giản dị, trong sáng vì Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

2. Thân bài:

* Lấy một số dẫn chứng để chứng minh.

a) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:

– Bác viết nhiều bài ca để giác ngộ, vận động quần chúng tham gia cách mạng, đoàn kết đánh giặc cứu nước. (Bài ca Việt Minh, Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết…)

– Thơ chúc tết 1947 là lời kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến, bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập vừa giành được từ tay Pháp, Nhật.

– Mừng xuân: 1949 là lời động viên nhân dân cả nước thi đua đánh giặc, thi đua sản xuất, là niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng.

b) Thời kì chống Mĩ cứu nước:

– Bài thơ chúc Tết năm 1956, Bác Hồ hào nhân dân cả nước sát cánh đồng lòng. Miền Bắc thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam giữ vững thành đồng… Và khẳng định nước nhà sẽ hòa bình, thống nhất.

– Mừng xuân 1969 là bài thơ xuân cuối cùng của Bác. Bài thơ tổng kết ngắn gọn và chính xác tình hình năm cũ, mở ra một tương lai tươi sáng của cách mạng trong năm mới, đồng thời chỉ rõ mục tiêu phấn đấu là đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào để giải phóng miền Nam, Bắc – Nam sum họp một nhà.

3. Kết bài:

– Thơ Bác chính là con người Bác: giản dị mà vĩ đại, sâu sắc, hào hùng.

– Dân tộc Việt Nam tự hào được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.


Trần Nguyễn Bảo Quyên
29 tháng 3 2017 lúc 10:48

1. Mở bài:

– Hồ Chủ tịch là vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

– Trong đời sống, tác phong của Bác rất tự nhiên, giản dị.

– Lời nói và bài viết để tuyên truyền các mạng của Bác cũng rât giản dị, trong sáng vì Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

2. Thân bài:

* Lấy một số dẫn chứng để chứng minh.

a) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp:

– Bác viết nhiều bài ca để giác ngộ, vận động quần chúng tham gia cách mạng, đoàn kết đánh giặc cứu nước. (Bài ca Việt Minh, Bài ca sợi chỉ, Bài ca binh lính, Bài ca đoàn kết…)

– Thơ chúc tết 1947 là lời kêu gọi đồng bào quyết tâm kháng chiến, bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập vừa giành được từ tay Pháp, Nhật.

– Mừng xuân: 1949 là lời động viên nhân dân cả nước thi đua đánh giặc, thi đua sản xuất, là niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng.

b) Thời kì chống Mĩ cứu nước:

– Bài thơ chúc Tết năm 1956, Bác Hồ hào nhân dân cả nước sát cánh đồng lòng. Miền Bắc thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam giữ vững thành đồng… Và khẳng định nước nhà sẽ hòa bình, thống nhất.

– Mừng xuân 1969 là bài thơ xuân cuối cùng của Bác. Bài thơ tổng kết ngắn gọn và chính xác tình hình năm cũ, mở ra một tương lai tươi sáng của cách mạng trong năm mới, đồng thời chỉ rõ mục tiêu phấn đấu là đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào để giải phóng miền Nam, Bắc – Nam sum họp một nhà.

Thơ văn của Bác giản dị giống như đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người của Bác vậy

3. Kết bài:

– Thơ Bác chính là con người Bác: giản dị mà vĩ đại, sâu sắc, hào hùng.

– Dân tộc Việt Nam tự hào được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
29 tháng 3 2017 lúc 10:49

Kể từ khi hình thành xã hội loài người cho đến nay, mất ngàn năm đã trôi qua. Từ thực tế cuộc sống, con người đã đúc kết được vô vàn kinh nghiệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kinh nghiệm đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua các hình thức truyền miệng hay sách vở. Muốn tiếp thu được kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng của người xưa để lại, chỉ có một con đường duy nhất là học tập. Bể học không bờ (Khổng Tử), cho nên chúng ta phải học tập suốt đời để không ngừng bồi bổ, nâng cao kiến thức cho kịp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong thời đại ngày nay.

Lê – nin vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng vô sản Nga đầu thế kỉ XX đã có lời khuyên thật sáng suốt cho mọi người: Học! Học nữa! Học mãi! Qua lời khuyên này, Lê – nin khẳng định tầm quan trọng lớn lao của việc học tập và nhấn mạnh rằng việc học tập phải được duy trì suốt cả cuộc đời.

Bên cạnh quyền được sống tự do, con người còn có quyền được ăn no, mặc ấm và được học hành. Học tập vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi. Việc học tập tạo nên giá trị tinh thần và mang lại những hiệu quả vật chất lớn lao. Phải trải qua một quá trình học tập lâu dài và gian khổ thì con người mới trở nên hoàn thiện.

Tại sao chúng ta phải học? Câu trả lời thật đơn giản: Có học thì mới tiếp thu được tri thức và có tri thức chúng ta mới có thể làm tốt mọi việc. Thực tế cho thấy trình độ văn hóa rất quan trọng. Ví dụ như cùng đứng trước một công việc hay một vấn đề nào đó thì người có trình độ cao hơn sẽ có cách giải quyết nhanh chóng và hợp lí hơn. Cho nên, muốn mọi việc đạt được hiệu quả tốt, bắt buộc chúng ta phải học. Lí thuyết sẽ soi sáng thực tế, giúp ta tiết kiệm công sức, rút ngắn được thời gian mò mẫm, thử nghiệm. Tất nhiên, chất lượng công việc cũng sẽ được nâng lên.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc học tập lại càng quan trọng. Nếu chúng ta dễ dàng thỏa mãn với những gì đã có thì điều đó chứng tỏ rằng ta đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Quy luật cuộc sống là tiến về phía trước. Nó sẽ đào thải tất cả những gì là thấp kém, lỗi thời và có như vậy thì cuộc sống của nhân loại mới càng giàu mạnh, văn minh.

Học! Học nữa! Học mãi! Học trong sách vở, học ngoài cuộc đời. Học để làm giàu trí thức và vốn sống thực tế. Việc học không bị hạn chế bởi tuổi tác và hoàn cảnh mà tùy thuộc vào ý thức của mỗi người. Ông giám đốc một cơ quan, xí nghiệp nào đó muốn điều hành và quản lý tốt một mặt hoạt động của đơn vị mình thì phải học. Người công nhân muốn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng phải thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm. Nông dân muốn đỡ vất vả trong công việc trồng trọt, chăn nuôi và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống thì đương nhiên cũng phải học tập khoa học kỉ thuật và áp dụng nó vào thực tế. Muốn có một công trình nghiên cứu hay một phát minh nào đó, nhà khoa học phải học tập và làm việc trong một thời gian dài ba nặm, năm năm, mười năm, có khi cả đời người.,. Nhưng khi phát minh ấy có kết quả thì nó sẽ đem lại lợi ích lớn cho cả nhân loại.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương kiên trì học tập và đã thành công. Tri thức do học tập đem lại là chìa khóa vàng để chúng ta md được mọi cánh cửa trong cuộc đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có lời khuyên sáng suốt rút ra từ thực tếcuộc sống cách mạng sôi động và phong phú của người: Học ở trường, học trong sách vở, Học lẫn nhau và học ở dân. Ngòài trường học còn có trường đời. Nếu có ý chí, có quyết tâm và khiêm tốn, chuyên cần học hỏi, chúng ta sẽ thành công.

Việc học có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định thành bại của một con người. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người coi thường việc học với suy nghĩ thiển cận là không cần học cũng kiếm ra tiền, vẫn sống. Họ không biết rằng thất học là sự thiệt thòi, là nỗi bất hạnh và nếu dân trí thấp thì một đất nước khó có thể phát triển về mọi mặt.

Thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc trong lời khuyên của Lê – nin, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân. Học và học không ngừng, như vậy chúng ta mới có thể trở thành người có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại, xứng đáng là chủ nhân của đât nước giàu đẹp trong tương lai.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoa
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
2146
Xem chi tiết
Ngô Bách Thắng
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Mai Hoa
Xem chi tiết
nguyễn thu thủy
Xem chi tiết