So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng.
Hôi nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng tháng 10 năm 1930 thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
*Giống nhau:
- Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản. Chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản là dân tộc và giai cấp. Tính chất cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa. Nhiệm vụ cách mạng chống đế quốc và phong kiến.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng. Lực lượng lấy liên minh công – nông làm gốc. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
*Khác nhau:
Nội dung | Cương lĩnh chính trị | Luận cương chính trị |
Phạm vi phản ánh | Việt Nam | Ba nước Đông Dương |
Mâu thuẫn chủ yếu | Mâu thuẫn dân tộc | Không chỉ ra |
Nhiệm vụ chủ yếu | Đánh đế quốc và tay sai | Đánh phong kiến và cách mạng ruộng đất |
Mục tiêu cách mạng | Đánh đế quốc, đánh phong kiến để đi tới xã hội cộng sản | Đánh phong kiến, đế quốc, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường XHCN |
Lực lượng cách mạng | Ngoài công – nông, Đảng lôi kéo thêm tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ | Chỉ đề cập đến công – nông, không lôi kéo, phân hóa, cô lập tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ |
*Nhận xét:
- Cương lĩnh vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin…. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
- Luận cương vận dụng máy móc, giáo điều chủ nghĩa Mác – Lênin,… Tư tưởng nóng vội, tả khuynh. Chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi.
Nội dung so sánh
Bản Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
Bản Luận cương tháng 10-1930
Tính chất
Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản .
Trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN .
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng .
Đánh đổ đế quốc - phong kiến.là hai nhiệm vụ có quan hệ khắng khít
Mục tiêu
- Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông .
- Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo
- Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để
Lực lượng
Công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản.
Giai cấp công nhân và nông dân
Lãnh đạo
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Đông Dương
Quan hệ quốc tế
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới
So sánh
Ưu điểm
- Là cương lĩnh cách mạng GPDT đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với CNXH
* Ý nghĩa :
- Là đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo đầu tiên của Đảng ta.
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi tới thành công.
Hạn chế
- Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu
- Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu đại chủ.
- Những nhược điểm này dần dần được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng .