Lao động là hoạt động có ý thức, mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cốt lõi để phục vụ, nâng cao đời sống xã hội. Nó là một thước đo để so sánh con người và bản năng của động vật. Tuy nhiên lao động lại khác với sức lao động. Sức lao động là khả năng con người có thể lao động dựa trên trí óc và trí lực. Nhưng muốn tạo ra sản phẩm con người phải tiêu dùng khả năng đó trong hiện thực.
Quá trình lao động cũng là quá trình con người tự phát triển, hoàn thiện bản chất hơn. Con người nhờ có quá trình lao động mà ngày càng khám phá, hiểu biết hơn về tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho con người, hoàn thiện dụng cụ sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất. Có thể thấy nên sản xuất xã hội ngày càng phát triển và nâng cao hơn thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Dần dần trong sản xuất máy móc, thiết bị sẽ sẽ thay thế sức lao động chân tay của con người. Vì vậy năng lực trí óc ngày càng được ưu tiên và nâng cao hơn.
Trong quá trình sản xuất và phát triển của xã hội, vai trò của đối tượng lao động dần dần được thay đổi. Những đối tượng lao động sẵn có trong tự nhiên ngày càng bị giảm sút, còn những đối tượng qua chế biến lại càng tăng. Hơn thế nữa, khoa học càng ngày càng phát triển, với trí lực của con người sẽ tạo ra nhiều các vật liệu nhân tạo để thay thế. Tuy nhiên bản chất của các vật liệu này vẫn có nguồn gốc từ các đối tượng lao động sẵn có.
Tư liệu lao động có thể hiểu đơn giản là những dụng cụ hay hệ thống một số công cụ mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng nhằm mục đích biến đổi nó thành sản phẩm mà con người mong muốn.
Tư liệu lao động gồm có:
+ Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động lên đối tượng lao động nhằm làm biến đổi theo mục đích của con người;
+ Bộ phận gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất hay còn gọi là kết cấu hạ tầng như: nhà xưởng, các phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc,…
Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động giữ vai trò nòng cốt quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Có thể nói nhìn vào công cụ lao động ta có thể đoán được trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò chủ chốt trong nèn kinh tế. Bởi nó tác động đến toàn bộ nền kinh tế thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, con người cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.