Hãy nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học
1. Các chất ko màu là H2 và O2, CO2, không khí.
2. Ba chất rắn màu trắng là là CaO, P2O5, SiO2
3. Ba chất lỏng là nước, nước cất, dung dịch axit clohidric, dung dịch natri hidroxit
4. bốn chất lỏng là nước, dung dịch axit clohidroric, dung dịch natri hidroxit và dung dịch muối ăn
Bài 2:
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
- Cho nước lần lượt vào các mẫu thử
+ Các mẫu tan gồm: CaO, P2O5
..............CaO + H2O --> Ca(OH)2
..............P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4
+ Mẫu không tan: SiO2
- Nhúng quỳ tím vào các dd:
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là Ca(OH)2 chất ban đầu là CaO
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H3PO4 chất ban đầu là P2O5
Bài 3:
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
- Nhúng quỳ tím vào các dd:
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH
+ Mẫu không làm đổi màu quỳ tím: H2O
Bài 4:
- Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử
- Nhúng quỳ tím vào các dd:
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: HCl
+ Mẫu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH
+ Mẫu không làm đổi màu quỳ tím: H2O, NaCl
- Cho Na vào 2 mẫu còn lại:
+ Mẫu xuất hiện khí: H2O
...............2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
+ Mẫu không pứ (còn lại): NaCl
Bài 1:
- Cho tàn đóm đỏ vào 4 lọ. Lọ bùng cháy: O2
- 3 lọ còn lại: H2, CO2, không khí cho vào dd Ca(OH)2 dư. Lọ xuất hiện kết tủa: CO2
...............CO2 + Ca(OH)2 --> CaCO3 + H2O
- Cho 2 lọ còn lại: H2, không khí qua CuO nung đỏ. Lọ làm CuO đen chuyển thành đỏ là H2, lọ còn lại là không khí
..............CuO + H2 --to--> Cu + H2O
..............(đen)....................(đỏ)