* tình hình nước Đại Cồ Việt sau khi Đinh Tiên Hoàng mất .
Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chống lại, đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống (ờ Trung Quốc) lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê, sử cũ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.
Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương. Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận : cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành ; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.
Diễn biến:
- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta
- Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.
- Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân, thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo.
- Quân Tống xâm lược nước ta vào năm 981.
- Tướng giặc chỉ huy là Hầu Nhân Bảo.
- Chúng tấn công ta theo hai con đường: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Dằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
* Tình hình nước Đại Cồ Việt sau khi Đinh Tiên Hoàng mất .
Cuối năm 979, nội bộ triều Đinh xảy ra một số biến cố. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Một số tướng dấy binh chống lại, đã bị Lê Hoàn đánh bại. Nhân cơ hội đó, nhà Tống (ờ Trung Quốc) lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt. Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê, sử cũ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư (quan đầu triều) và đại sư (nhà sư có danh tiếng). Dưới vua là các chức quan văn, quan võ ; các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.
Về đơn vị hành chính, cả nước được chia làm 10 lộ. Dưới lộ có phủ và châu. Hầu hết quan lại đều là võ tướng. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. Nhà Lê chú ý xây dựng một đội quân mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương. Quân đội gồm 10 đạo và hai bộ phận : cấm quân (quân của triều đình) bảo vệ vua và kinh thành ; quân địa phương đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập vừa làm ruộng.
* Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống:
- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta : quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước.
- Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
Chúc bn học tốt!!!