Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Bốp Chít

hãy nêu những hiểu biết của em về tộc khơme thời xưa

Về kinh tế và về văn hóa và tên gọi quốc gia của họ

Hiiiii~
26 tháng 9 2017 lúc 21:42

Trả lời:

Đặc điểm kinh tế
Người Khmer đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. Đồng bào biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để thau chua, xổ phèn cải tạo đất, có địa phư­ơng trồng nhiều d­ưa hấu. Đồng bào cũng phát triển kinh tế toàn diện như­ chăn nuôi trâu bò để cày kéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và phát triển các nghề thủ công như­ dệt, gốm, làm đư­ờng từ cây thốt nốt.

Văn hóa
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. Trong mỗi chùa có nhiều sư­ (gọi là các ông lục) và do sư­ cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer trước khi trư­ởng thành th­ường đến chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ có trên 400 chùa Khmer. Nhà chùa thư­ờng dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữ Khmer. Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nh­ưng cùng chung một nền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp. Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Những chùa lớn th­ường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc. Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng).

Tên gọi khác Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khơ me Krôm.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Mai Mèo
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Mai Khuê
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Ngân
Xem chi tiết
Việt Mai Quý
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Thuyen Nguyen
Xem chi tiết
huỳnh kim kha
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết