Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp

datcoder

Hãy nêu dàn ý cho bài thuyết trình về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh nếu em được chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học.

datcoder
21 tháng 8 lúc 22:22

I. Mở bài: Giới thiệu chung về Hồ Chủ tịch:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, chiến sĩ, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà văn, nhà thơ,…

II. Thân bài

1. Đôi nét về tiểu sử

- Năm sinh, năm mất (1870 – 1969)

- Gia đình: truyền thống Nho học

- Quê quán: Nghệ An – nơi có truyền thống yêu nước.

2. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

a. Quan điểm sáng tác

- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

b. Di sản văn học

- Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân PhápTuyên ngôn độc lậpLời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do …

- Truyện và kí: Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện …

- Thơ ca: Nhật kí trong tù,...

→ Di sản văn học lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách.

c. Phong cách nghệ thuật

- Thống nhất:

+ Về mục đích sáng tác, quan điểm sáng tác, nguyên tắc sáng tác.

+ Về cách viết ngắn gọn.

- Đa dạng:

+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lý với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.

+ Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

+ Thơ ca: thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích. 

III. Kết bài

- Đánh giá, nêu khái quát lại về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Bác.