Tham khảo:
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Một trong những biểu hiện của truyền thống ấy chính là gửi những lời tri ân tới các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bất kì ai dù đã hay đang đi học thì đều có những ấn tượng nhất định về ngày 20/11. Đối với em thì đây là dịp mà em nhớ lại những thầy cô đã từng dạy dỗ em nên người. Mỗi năm cứ đến khoảng cuối tháng mười thì ở các trường học lại bắt đầu nhộn nhịp để chuẩn bị cho phong trào chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đã bao năm học trôi qua nhưng mỗi năm lại có những kỷ niệm riêng với lớp học, bạn bè và với những thầy cô giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Thầy cô suốt bao năm dành bao tâm huyết để dạy dỗ những cô cậu học trò của mình. Không chỉ dạy về những tri thức của nhân loại mà thầy cô còn dạy cho chúng em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, những điều hay lẽ phải. Bởi để chuẩn bị hành trang vào đời thì kiến thức có thôi là chưa đủ mà còn cần nhiều thứ khác. Trong dân gian ta có câu “Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy” chính là để khẳng định công ơn của thầy cô. Để có được những thành công trong công việc cũng như cuộc sống, để trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội thì công bao của bố mẹ và thầy cô là không thể phủ nhận được.
Mỗi năm, cứ đến tháng 11, chúng em lại náo nức chờ đón ngày 20. Ngày mà tất cả học sinh chúng em được dịp bày tỏ lòng mình với các thầy cô giáo, người đã có công dìu dắt , dạy bảo chúng em nên người.
Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, chúng em được thầy cô dạy dỗ. Những bài học đạo đức, những con chữ, con số dần dần hiện ra và để lại trong tâm trí non nớt của chúng em với biết bao hy vọng, mơ ước.
Năm tháng qua đi, mới ngày nào bước chân vào mái trường Tiểu học ....., hôm nay đã là học sinh cuối cấp. Với chúng em, sự biết ơn và kính trọng các thầy, các cô là vô bờ bến.
Thầy cô đã chắp cho chúng em đôi cánh, cho chúng em bay cao, bay xa. Cung cấp cho chúng em hành trang kiến thức để vững bước tiếp theo trên con đường phía trước và cuộc sống sau này.
Những ngày này, những ngày của tháng 11, chúng em muốn dành tặng thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất, đó là những gương sáng về học tập, rèn luyện, những gương sáng về chăm chỉ, đoàn kết, lễ phép…
Rồi thời gian qua đi, chúng em sẽ phải chia xa mái trường Tiểu học .... để bước tiếp chặng đường mới, nhưng chúng em luôn ghi nhớ mãi những kỉ niệm tốt đẹp về mái trường, về thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ luôn biết vâng lời, cố gắng học tốt, rèn luyện chăm để dâng tặng thầy cô, thể hiện lòng biết ơn, công lao dạy dỗ của các thầy cô đối với chúng em.
Tham khảo!
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Trường Đại học Lâm nghiệp xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Từ xưa, hình ảnh người thầy luôn tượng trưng cho những chuẩn mực, đạo lý, và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở thành người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho xã hội.
Khi nhắc đến Ngày Nhà giáo Việt Nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa, là ngày để toàn nhân loại hướng về các Thầy, Cô – những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho Đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗi người thầy. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chở những người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến được những bến bờ mới lạ, để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Dù năm tháng cứ trôi đi, dù bao thăng trầm của cuộc đời thì người lái đò vẫn đưa những chuyến đò sang sông và dòng sông ấy, dáng hình ấy đã trở thành những kỷ niệm không phai trong tâm thức của chúng ta mãi mãi suốt cuộc đời:
” Tháng năm dầu dãi nắng mưa
Con đò trí thức thầy đưa bao người
Qua sông giữ lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta thấy muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông”
(Người lái đò – Thảo Nguyên)
Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạy học luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh. Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kính yêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo – những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩm chất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
Những thành tựu mà Trường Đại học Lâm nghiệp đã đạt được, cho đến nay luôn ghi đậm dấu ấn, công lao của biết bao thế hệ nhà giáo. Nhà trường đã và đang phát triển mạnh mẽ: Với đội ngũ hơn cán bộ, giảng viên, người lao động luôn tâm huyết, tận tâm, ý thức trách nhiệm; sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh luôn nêu cao tinh thần nỗ lực, ý thức tự học, rèn luyện; cơ sở vật chất ngày càng khang trang…
Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh.
Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã lớn khôn rồi.
Một mùa Xuân mới lại sắp về, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Lâm nghiệp, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Tham khảo:
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Một trong những biểu hiện của truyền thống ấy chính là gửi những lời tri ân tới các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Bất kì ai dù đã hay đang đi học thì đều có những ấn tượng nhất định về ngày 20/11. Đối với em thì đây là dịp mà em nhớ lại những thầy cô đã từng dạy dỗ em nên người. Mỗi năm cứ đến khoảng cuối tháng mười thì ở các trường học lại bắt đầu nhộn nhịp để chuẩn bị cho phong trào chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Đã bao năm học trôi qua nhưng mỗi năm lại có những kỷ niệm riêng với lớp học, bạn bè và với những thầy cô giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. Thầy cô suốt bao năm dành bao tâm huyết để dạy dỗ những cô cậu học trò của mình. Không chỉ dạy về những tri thức của nhân loại mà thầy cô còn dạy cho chúng em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, những điều hay lẽ phải. Bởi để chuẩn bị hành trang vào đời thì kiến thức có thôi là chưa đủ mà còn cần nhiều thứ khác. Trong dân gian ta có câu “Công cha nghĩa mẹ, ơn thầy” chính là để khẳng định công ơn của thầy cô. Để có được những thành công trong công việc cũng như cuộc sống, để trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội thì công bao của bố mẹ và thầy cô là không thể phủ nhận được.