Đề kiểm tra học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Ngọc

Hãy nêu các phương pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi mà em biết
Giúp mình

Nguyen
13 tháng 4 2019 lúc 17:22
Tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý heo chết… Cổng xuất và cổng nhập phải có hố sát trùng và máy phun thuốc sát trùng, mỗi đầu trại phải có khay/hố sát trùng và thay nước hàng ngày. Phương tiện ra vào trại như xe tải bắt heo, xe chuyển cám, xe 2 bánh,... cần phải được phun xịt sát trùng thật kỹ trước khi vào trại. Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết. Hạn chế tối đa người vào trại, khi vào phải qua nhà sát trùng, tắm xà phòng và có thời gian cách ly ít nhất 24h mới được xuống trại. Tăng cường chăm sóc đàn heo chu đáo, phòng bệnh bằng vaccine đối với các bệnh do virus như: Dịch Tả, Tai Xanh (PRRS), Lở Mồm Long Móng, Giả Dại, Circovirus…tăng cường sức đề kháng cho heo, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… Nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, phải có khu riêng nuôi cách ly heo mới nhập, để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuân thủ đúng quy trình nhập heo. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn heo hàng ngày, để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời nếu có nghi ngờ về bệnh này. Có biện pháp diệt côn trùng, chuột trong trại. Không cho chó, mèo, gà, vịt vào trại heo,...
Jungkook🤩😍😍😘
26 tháng 5 2019 lúc 15:57
Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam. Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển buôn bán lợn và các sản phẩm của lợn. Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn phải thực hiện lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bị bệnh phải dừng ngay việc giết mổ thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã phường, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khi khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y . Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp xử lý ổ dịch, các biện pháp phòng, chống theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; đặc biệt phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã có lợn, sản phẩm lợn được xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Các câu hỏi tương tự
Truc Linh
Xem chi tiết
Cao Cuong
Xem chi tiết
Phan Văn Đạt
Xem chi tiết
Cảnh Nguyễn Hữu
Xem chi tiết
Lê Đức Lâm
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Đặng Bích Phượng
Xem chi tiết
Văn Chiến Nguyễn
Xem chi tiết
phuonganh tran
Xem chi tiết