a. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Khái niệm
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ các loài thủy sản, đặc biệt các loài thủy sản quý, hiếm;
+ Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực
+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững
+ Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật;
+ Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản;
+ Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cổ định ở các sông, hồ, đầm, phá,
+ Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất di nguồn lợi thuỷ sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản;
+ Tuân theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động thuỷ sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thuỷ sản,
+ Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lí nguồn lợi thuỷ sản;
+ Xây dựng, hành Danh mục, tiêu chí xác định, chế độ quản lí, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm;
+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thuỷ sản bản địa, loài thuỷ sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm;
+ Công bố đường di cư tự nhiên của loài thuỷ sản;
+ Quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thuỷ sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn.
- Biện pháp:
+ Bảo vệ các khu bảo tồn biển, khu tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non đang sinh sống, đường di cư của các loài thuỷ sản.
+ Bảo vệ các loài thuỷ sản nguy cấp, quý, hiếm
+ Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản bằng cách chống xả thải các chất ô nhiễm, rác thải nhựa vào môi trường nước.
+ Nhân rộng mô hình đồng quản lí nguồn lợi thuỷ sản để mang lại hiệu quả của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
+ Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua việc tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu về các chính sách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản giúp nâng cao nhận thức của ngư dân và học sinh về tầm quan trọng của nguồn lợi thuỷ sản.
b. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản
- Khái niệm
- Ý nghĩa:
+ Khai thác nguồn lợi thuỷ sản cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Hoạt động khai thác trên biển góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và giúp khẳng định chủ quyền biển đảo
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện các quy định ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản;
+ Tuân thủ các quy định quản lí vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thuỷ sản;
+ Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
+ Treo cờ Tổ quốc trên tàu cả khi hoạt động khai thác,
+ Mang theo giấy tờ cần thiết của tàu cá và thuyền viên;
+ Ghi, nộp báo cáo, nhật kí khai thác thuỷ sản theo quy định;
+ Bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng biển khai thác.
- Phương pháp khai thác phổ biến:
+ Lưới kéo
+ Lưới vây
+ Lưới rê
+ Câu
+ Mành vó