Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
namblue

hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin :Học, học nữa, học mãi

giair nhanh ho mk nha mai mk nop ruiok

Huyền Anh
13 tháng 3 2017 lúc 14:03

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

namblue tham khảo nha

Bình Trần Thị
13 tháng 3 2017 lúc 14:51

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917). Ông đã khuyên các đoàn viên thanh niên Cộng sản Nga, hãy: “Học. học nữa, học mãi”

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đời. Không nên sao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

Tại sao phải học?

Học là một yêu cầu của sự tiến hoá, một họat động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để có thể thoát khỏi sự ngu dốt, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.

Học để làm người, người có văn hoá, người có học vấn.người có kiến thức, có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.

Trong xã hội cũ. người có học gọi là kẻ sĩ; đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà trí thức, người có chất xám, được trọng vọng.

Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có vãn hóa thì phải học. Xưa, nay kẻ thấp hèn vì không có học, vì không được học, nên có được quý trọng bao giờ. Câu cổ ngữ: “Bất học diện tường”, nghĩa là người không học, kẻ vô học như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc học vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai.

Phải học gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

Học chữ để biết đọc. biết viết, để không bị mù chữ.

Học văn hoá,học ngoại ngữ, học khoa học kĩ thuật, học công nghệ thông tin,học nghề. Nên nhớ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Học lao động, học chuyên môn (nông nghiệp, chăn nuôi, học y dược, học xây dựng kiến trúc, v.v…). Còn học triết học, học chính trị, học suy nghĩ. Chỉ học cái tiên tiến, hiện đại. Không học cái lạc hậu, học cái mê tín dị đoan. Nếu chọn nghề không đúng, nếu không có trình độ lí luận thì khi bước vào đời sẽ bối rối, gặp khó khăn và dễ bị người ta “dắt mũi lôi đi”!

Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về việc học, đó là học như thế nào? Học theo trường lớp. Học thầy, học bạn. Các câu tục ngữ sau đâv cần ghi nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”;”Học thầy không tày học bạn”. Học trong cuộc sống, học nhân dân, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ”Học phải đi đôi với hành; gắn lí thuyết với thực tế,thực tiễn. Tránh học lí thuyết suông, xa rời thực tế. Phải tự học, phải biết nghiên cứu khoa học. Ông Cẩm Luỹ (Thần Đèn chuyển nhà), Vua Chuột Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) và hàng trăm nhà sáng chế được báo chí và nhân dân ngợi ca là những tấm gương sáng về học và hành để chúng ta noi gương.

Tại sao phải học nữa?

Học nữa là biểu thị một thái độ, một tinh thần cầu tiến, không hao giờ tự cho mình là tài giỏi, chẳng cần phải học. Xã hội phát triển không ngừng, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, cho nên phải học nữa, phải được đào tạo lại nếu không sẽ bị lạc hậu, không cáng đáng được công việc, không ai mời, không ai thuê. Biển học rộng mênh mông, sự hiểu biết của mỗi người có giới hạn, chỉ là một giọt nước nhỏ bé mà thôi. Nhà bác học cũng phái học. Chuyện cũ kể rằng Lê Quý Đôn nhà bác học lừng danh của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, lúc chết sách còn để quanh đầu, trang sách đọc dở dang còn để trên ngực!

Học nữa được tự làm mới mình, tự đổi mới mình, để tiến kịp bạn bè tiến kịp thời đại, không bị lạc hậu. Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong nền kinh tế thị trường nên cẩn ý thức được rằng việc học nữa là một nhu cầu, mội yêu cầu quan trọng.

Đã học nữa sao cẩn phải học mãn còn sống còn lao động, còn làm việc, còn suỵ nghĩ nên phải học, học mãi. Học mãi để tự vận động, làm cho đầu óc được minh mẫn. Có người mới 50 tuổi đã kêu già, nhưng trái lại, nhiều người bảy mươi, tám mươi tuổi vẫn đọc báo, xem sách, xem tivi, nghe nhạc, đi chơi đó đây. Họat động đó đâu chỉ là sự giải trí mà còn thể hiện một nhân cách đầy sinh khí, tự cho mình là “bất tri túc ” (biết không đủ, biết chưa nhiều). Học mãi là sự biểu hiện hiếu học, một nhu cầu được sống, để tồn tại. Lê Thánh Tông là một ông vua anh minh của nước ta có vần thơ tự thuật; tự nói về mình:

“Trống dời canh còn đọc sách,

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu”

Chiêng là mặt trời. Một ông vua vĩ đại quá: đêm nào cũng thức khuya để đọc sách (học nữa. học mãi), ngày đã tàn vẫn còn cùng các quan lo bàn việc nước, việc Triều đình.

Nhà nước Liên Xô do Lê-nin xây dựng nên đã bị sụp đổ cuối thế kỉ XX. Nhiều điều, nhiều lí luận của Lê-nin không còn nguyên giá trị. Chân lí vốn mang tính khách quan và không ngừng được điều chính. Nhưng câu nói cùa Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là một chân lí, một lời khuyên, một châm ngôn sống và hành động rất có ích và thiết thực đối với mỗi chúng ta.

Đất nước đang phát triển và đổi mới hiện đại hoá, công nghiệp hoá. “một ngày bằng hai mươi lăm’’. Tuổi trẻ chúng la phải chăm chỉ, siêng năng, khiêm tốn học hành dể có học vấn chuyên sâu, sớm đem tài năng góp phần xây dựng đất nước. “Học, học nữa, học mãi ” để có thực học. thực tài. Chớ chạy theo hư danh, lấy cái danh, cái bằng cấp giáo sư rởm, tiến sĩ rởm đổ loè thiên hạ mà chẳng được tích sự gì cho nhân dân và cho đất nước.


Các câu hỏi tương tự
Oppa Nam
Xem chi tiết
dung le
Xem chi tiết
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Trần Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Đền thờ vắng em
Xem chi tiết
Anh Võ
Xem chi tiết
le duc minh vuong
Xem chi tiết
Vu Tuan Hung
Xem chi tiết
Lê Thị Lan Trinh
Xem chi tiết