Văn học | Bối cảnh lịch sử | Tình hình văn học | |||
Khái quát chung | Nội dung | Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại) | Tác phẩm, tác giả tiêu biểu | ||
Thế kỉ X-XVII
| - Sau chiến thắng Bạch Đằng, dân tộc ta giành độc lập, kết thúc nghìn năm bị đô hộ. - Tiếp tục những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm - Xây dựng đất nước trong hòa bình. - Bước sang thế kỉ XVI, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng | Văn học có bước ngoặt lớn: xuất hiện văn học viết bên cạnh văn học dân gian. | - Mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. - Từ thế kỉ XVI, văn học chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca sang cảm hứng phê phán xã hội.
| - Ngôn ngữ: Chữ Hán, đến cuối thế kỉ XIII, bắt đầu sử dụng chữ Nôm. - Thể loại, chủ yếu là văn học tiếp thu từ Trung Quốc. Thế kỉ XV-XVII, xuất hiện thể loại văn học nội sinh là truyện thơ Nôm viết theo thể thơ Đường luật. | - Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) - Sông núi nước Nam (khuyết danh) - Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) …..
|
Thế kỉ XVIII-XIX
| - Phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc chiến tranh vệ quốc. - Xâm lược của thực dân Pháp năm 1884. - Chế độ phong kiến từ suy tàn đến suy vong. - Xã hội bước đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. | - Văn học thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển, nhiều đỉnh cao nghệ thuật - Nửa cuối thế kỉ XIX văn học trung đại vẫn có nhiều thành tự nghệ thuật nổi bật trước chuyển mình sang thời kì văn học hiện đại.
| - Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. - Hướng về những con người nhỏ bé, hướng về người phụ nữ - Hướng đến con người trần thế - Phản ánh cả con người cá nhân - Mang giá trị hiện thực sâu sắc.
| - Ngôn ngữ: Sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của văn học chữ Nôm. + Thể loại: Cả thể loại tiếp thu nước ngoài, thể loại dân tộc hóa và thể loại văn học nội sinh đều đạt được những thành tựu lớn.
| + Chinh phụ ngâm
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) + Truyện Lục Vân Tiên ( Nguyễn Đình Chiểu) + Thơ Hồ Xuân Hương … |