Trả lời:
+ Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc :
• Các triều đại phong kiến Trung Quốc : Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ và Đường thống trị nước ta từ năm 179 TCN đến năm 905. sử cũ gọi thời kì này là thời Bắc thuộc.
• Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm (207 TCN - 906) trải qua các triều đại Triệu, Hán (Đông Hán và Tây Hán), Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường kế tiếp nhau xâm chiếm và đô hộ, biến Âu Lạc thành quận, huyện, đồng hóa dân tộc, bóc lột tàn tệ nhân dân.
Bắc thuộc lần 1 : Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (bao gồm vùng Bắc Bộ ngày nay) và Cửu Chân (gồm vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh). Trong hơn 60 năm thống trị, nhà Triệu vẫn duy trì những luật lệ và phong tục tập quán cũ của thời Âu Lạc.Đến năm 111 TCN, sau khi Lưu Bang thay thế nhà Tần lập ra nhà Hán ở Trung Quốc đã điều hơn 10 vạn quân xuống chinh phục Nam Việt. Sau một thời gian chống cự, nhà Triệu đã đầu hàng. Nhân thời cơ đó, thủ lĩnh đất Tây Vu ( Tây Vu Vương ) đã nổi dậy khởi nghĩa với ý đồ khôi phục lại nền độc lập cho Âu Lạc. Nhưng vì lực lượng yếu nên cuộc khởi nghĩa thất bại, đất Âu Lạc từ đó bị nhà Hán đô hộ (từ 111 TCN đến 220 sau công nguyên) gồm hai thời kì Tây Hán (111 TCN-8TCN) và Đông Hán (23 - 220).Chiếm xong Nam Việt, nhà Tây Hán tiến hành chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhĩ, Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (đều thuộc Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ (Bắc Bộ Việt Nam), Cửu Chân (vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh ), Nhật Nam (vùng từ Quảng Bình đến Quảng Nam).Năm 106 TCN, nhà Tây Hán còn đặt châu Giao Chỉ thống suất 7 quận ở lục địa và đặt trị sở ở quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất. Đứng đầu châu Giao Chỉ là chức thứ sử, đóng trị sở tại Mê Linh (nay là làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc). Mỗi quận có một viên thái thú và một viên đô uý (cai quản việc dân sự và quân sự), bên dưới quận là huyện. Đến năm 25 sau công nguyên, nhà Đông Hán tái lập ở Trung Quốc sau một thời gian bị Vương Mãng cướp ngôi (năm 8 - 24).
Bắc thuộc lần 2 : Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ hai (43 - 543) được chia thành các giai đoạn đấu tranh sau:. Nhà Đông Hán mất, nước Trung Hoa phân làm ba nước Bắc Ngụy, Tây Thục và Đông Ngô. Việt Nam thời bấy giờ thuộc Đông Ngô.Đông Ngô cai trị đất nước bằng một chính sách vô cùng tàn bạo. Vì thế, năm 248, bà Triệ Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt phất cờ khởi nghĩa, tấn công quân Ngô phá tan các thành ấp của giặc.Chỉ trong vòng sáu tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết đất Giao Châu. Vua Ngô phái Lục Dận đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bà Triệu vẫn kiên cường chiến đấu và đã hy sinh trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa).Năm 263, Lã Hưng - một tướng của Đông Ngô nổi dậy diệt thái thú Giao Châu. Từ năm 280 Tây Tấn diệt hẳn Đông Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về Tây Tấn. Nhà Tấn diệt Ngụy, Thục, Ngô rồi phong cho anh em thân thích ra trị các phương, nhưng các thân Vương cứ đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Tấn ngày càng suy yếu.Năm 420, Lưu Du cướp ngôi nhà Đông Tấn lập ra nhà Tống ở phía nam. Trung Quốc lúc đó phân chia ra thành Nam, Bắc triều. Nhân dân trong nước bị sự đô hộ vô cùng tàn bạo của nhà Lương (Nam triều), do thứ sử Tiêu Tự cai trị. Đến năm 542, Lý Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa , đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm thành Long Biên lập nên nhà nước độc lập đầu tiên - nhà nước Vạn Xuân.
Bắc thuộc lần 3 : Sau khi đánh chiếm được Giao Châu vào năm 602, ba năm sau nhà Tuỳ đánh chiếm luôn Lâm Ấp và bắt đầu tổ chức lại việc cai trị.Năm 617, nhà Tùy bị lật đổ, nhà Đường thay thế, đất Giao Châu lại chịu dưới ách thống trị của nhà Đường. Tuy nhiên, thế lực nhà Đường chưa đủ mạnh, vùng đất Giao Châu bị áp dụng chế độ cai trị như một đô hộ phủ, có tên là Giao Châu đô hộ phủ, sau này đổi tên thành An Nam đô hộ phủ, có phạm vi lãnh thổ bao gồm miền Bắc Việt Nam, từ Bắc Bộ đến Đèo Ngang và một phần đất phía Nam Trung Quốc (Tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây). Trong thời gian khỏang ba thế kỷ, Giao Châu lệ thuộc nhà Tùy - Đường, thì nhiều quốc gia láng giềng trở nên lớn mạnh. Vương triều Cailendra ở Nam Dương rất cường thịnh. Vua Chân Lạp là Jayavarman II (802 - 854) đã dựng nên vương quốc Ăngkor rộng lớn trên bán đảo Đông Dương vào đầu thế kỷ thứ IX cũng phát triển hùng mạnh. Phía Nam sông Gianh, nước Chiêm thành kế thừa di sản của Lâm Ấp vào đầu thế kỷ thứ IX cũng phát triển hùng mạnh. Ở phía Tây Bắc của Vân Nam (Trung Quốc), nước Nam Chiếu được thành lập, chống lại nhà Đường, tồn tại được hơn một thế kỷ.An Nam đô hộ phủ, từ thế kỷ VII - VIII về sau liên tiếp là vùng đất tranh giành giữa các quốc gia nói trên với nhà Đường. Về phía nội tình bên trong, dân chúng An Nam đô hộ phủ nhiều lần nổi dậy đánh phá châu huyện, chống sự hà khắc của chính quyền đô hộ. Trong đó, có những cuộc giành chiến thắng như các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên - Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Dương Thanh (819)