Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Tuấn

hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nhận xét về nội dung , nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm

b) Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ dưới đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? vì sao?
(1) Không thầy đố mày làm nên.
(2) Học thầy không tầy học bạn.

Tran Ngoc Hoa
1 tháng 2 2017 lúc 19:20

a)Chia thành hai nhóm:

-A,B,C,D là các câu tục ngữ nói về con người (nhóm 1)

-E,G,H,I,K là câu tục ngữ về xã hội

b.

Hai câu bổ xung cho nhau vì:

Không có sự dạy dỗ của thầy cô thì cũng không có được như những ngày hôm nay,nhưng ngoài sự dạy dỗ của thầy,cô giáo thì chúng ta cũng phải biết học hỏi bạn bè,và những người xung quanh.

chúc học tốt

Sang Nguyễn
15 tháng 1 2018 lúc 18:22

a, Chia làm 3 nhóm:

-Nhóm 1: câu 1, 2, 3: phẩm chất con người

-Nhóm 2: câu 4, 5, 6: học tập, tu dưỡng

-Nhóm 3: câu 7, 8, 9: quan hệ ứng xử

b, Hai câu trên bổ sung cho nhau vì 2 câu câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy học bạn để mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi thì con người mới có thể thành tài và như vậy mới hoàn chỉnh 1 quan niệm dạy và học

CHÚC BẠN HOK TỐT

Vũ Mỹ Lệ
15 tháng 1 2018 lúc 18:22

Có thể chia các câu tục ngữ làm 3 nhóm
+ Nhóm 1: câu a,b,c -> Nói về phẩm chất, giá
trị của con người
- Câu a: Một mặt người bằng mười mặt của
Nội dung: Đề cao giá trị con người: Con người
quý hơn của cải, vật chất
Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ
- Câu b: Cái răng cái tóc là góc con người
Nội dung: Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm
nên vẻ đẹp và phẩm chất của con người
Nghệ thuật: So sánh
- Câu c: Đói cho sạch, rách cho thơm
Nội dung: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
thì vẫn phải giữ bản chất của bản thân mình
Nghệ thuật: Sử dụng tính từ
+ Nhóm 2: câu d,e,g -> Tục ngữ về học tập, tu
dưỡng
- Câu d: Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nội dung: Nhấn mạnh và đề cao việc học, khuyên
chúng ta phải học hỏi một cách toàn diện, đặc biệt
trong giao tiếp, ứng xử
Nghệ thuật: Sử dụng điệp từ "học"
- Câu e: Không thầy đố mày làm nên
Nội dung: Khẳng định vai trò và công lao to lớn của
thầy
- Câu g: Học thầy không tày học bạn
Nội dung: Nhấn mạnh tầm quan trọng việc học hỏi
từ bạn bè và những người xung quanh
Nghệ thuật: So sánh không ngang bằng
+ Nhóm 3: câu h,i,k -> Tục ngư về quan hệ xã
hội
- Câu h: Thương người như thể thương thân
Nội dung: Khuyên chúng ta phải yêu thương người
khác như yêu chính bản thân mình
Nghệ thuật: So sánh
- Câu i: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nội dung: Phải nhớ ơn, biết ơn những người tạo
ra thành quả
Nghệ thuật: Ẩn dụ
- Câu k: Một cây làm chẳng nên non .....
Nội dung: Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh
thần đoàn kết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương
Nghệ thuật: Ẩn dụ

b)Hai câu bổ xung cho nhau vì:
-Không có sự dạy dỗ của thầy cô thì cũng không có được như những ngày hôm nay, nhưng ngoài sự dạy dỗ của thầy,cô giáo thì chúng ta cũng phải biết học hỏi bạn bè,và những người xung quanh.

Vũ Mỹ Lệ
15 tháng 1 2018 lúc 18:24

Có thể chia các câu tục ngữ làm 3 nhóm
+ Nhóm 1: câu a,b,c -> Nói về phẩm chất, giá
trị của con người
- Câu a: Một mặt người bằng mười mặt của
Nội dung: Đề cao giá trị con người: Con người
quý hơn của cải, vật chất
Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ
- Câu b: Cái răng cái tóc là góc con người
Nội dung: Những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm
nên vẻ đẹp và phẩm chất của con người
Nghệ thuật: So sánh
- Câu c: Đói cho sạch, rách cho thơm
Nội dung: Dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
thì vẫn phải giữ bản chất của bản thân mình
Nghệ thuật: Sử dụng tính từ
+ Nhóm 2: câu d,e,g -> Tục ngữ về học tập, tu dưỡng
- Câu d: Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nội dung: Nhấn mạnh và đề cao việc học, khuyên
chúng ta phải học hỏi một cách toàn diện, đặc biệt
trong giao tiếp, ứng xử
Nghệ thuật: Sử dụng điệp từ "học"
- Câu e: Không thầy đố mày làm nên
Nội dung: Khẳng định vai trò và công lao to lớn của
thầy
- Câu g: Học thầy không tày học bạn
Nội dung: Nhấn mạnh tầm quan trọng việc học hỏi
từ bạn bè và những người xung quanh
Nghệ thuật: So sánh không ngang bằng
+ Nhóm 3: câu h,i,k -> Tục ngư về quan hệ xã hội
- Câu h: Thương người như thể thương thân
Nội dung: Khuyên chúng ta phải yêu thương người
khác như yêu chính bản thân mình
Nghệ thuật: So sánh
- Câu i: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nội dung: Phải nhớ ơn, biết ơn những người tạo
ra thành quả
Nghệ thuật: Ẩn dụ
- Câu k: Một cây làm chẳng nên non .....
Nội dung: Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh
thần đoàn kết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương
Nghệ thuật: Ẩn dụ

b) Hai câu bổ xung cho nhau vì:
-Không có sự dạy dỗ của thầy cô thì cũng không có được như những ngày hôm nay, nhưng ngoài sự dạy dỗ của thầy,cô giáo thì chúng ta cũng phải biết học hỏi bạn bè,và những người xung quanh.


Các câu hỏi tương tự
Mai
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
Trần Xuân Tiệp
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
nguyễn triệu minh
Xem chi tiết
Huyền Lê
Xem chi tiết