Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Quỳnh Anh

Hai bình hình trụ thẳng đứng tiết diện 10 cm2 và 40 cm2 , cho đáy thông nhau bằng ống nằm ngang tiết diện không đáng kể.Người ta rót vào bình lớn 3,4kg thủy ngân.Hỏi

a.Tính áp suất mỗi bình.

b.Sau đó người ta rót vào bình nhỏ 200 cm3 nước.Tính độ tăng giảm của mực thủy ngân mỗi bình.

Trieu Mai
20 tháng 11 2018 lúc 12:49

A/Chiều cao của cột chất lỏng có diện tích10cm2 là : 3,4÷5=0,68m

Chiều cao của cột chất lỏng có diên tích 40cm2 là: 3,4-0,68=2,72m

Áp suất của bình 1 là ;

q=d×h=136000×0,68=?

Áp suất của bình 2 là

q=d×h=136000×2,72=?

Còn câu b/ để mik xem lại😁😁😁

Anh Qua
23 tháng 11 2018 lúc 20:30

a, Thể tích lượng chất thủy ngân rót vào bình :

\(V=\dfrac{m}{D_1}=10.\dfrac{m}{d_1}=10.\dfrac{3,4}{136000}=0,00025\left(m^3\right)\)

Theo ngtắc bình thông nhau, chiều cao mực thủy ngăn trong mỗi nhánh là bằng nhau và bằng h.

Gọi V1 ,V2 lần lượt là thể tích thủy ngân rong nhánh 1 và nhánh 2. Bỏ qua thể tích phần ống nối, ta có:

V1+V2=V<=>h.S1+h.S2=V<=>h(S1+S2)=V \(< =>h=\dfrac{V}{S_{ }_1+S_2}=\dfrac{0,0005}{0,001+0,004}=0,05\left(m\right)\)

Áp suất ở đáy mỗi ống:P1=P2=d1.h=136000.0,05=6800N/m2

Anh Qua
23 tháng 11 2018 lúc 20:55

b,Khi rót nước vào ống nhỏ, mực thủy ngân trong ống nhỏ tụt xuống 1 đoạn x thì mực thủy ngân trong ống lớn dâng lên 1 đoạn\(\dfrac{x}{4}\)(Vì S2=4S1 và thể tích ống nối không đáng kể)

Do đó, độ chênh lệch mực thủy ngân trong 2 ống là:5.\(\dfrac{x}{4}\)

Chiều cao cột nước rót vào:h'=\(\dfrac{V'}{S_1}=\dfrac{0,0002}{0,001}=o,2\left(m\right)\)

Xét 2 điểm A và B trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ( điểm A tại mặt phân cách của nước và thủy ngân)

Ta có:PA=PB

<=> h'.d2=5.\(\dfrac{x}{4}\).d1

<=>x=\(\dfrac{4h'd_2}{5d_1}=\dfrac{4.0,2.10000}{5.136000}\simeq0,0118\left(m\right)=1,18\left(m\right)\)

Vậy +Độ giảm mực thủy ngân trong nhánh 1:1,18cm

+độ tăng mực nước thủy ngân trong nhánh 2:\(\dfrac{1,18}{4}=0,295cm\)

Huỳnh Quỳnh
1 tháng 12 2021 lúc 19:51

a. Thể tích của lượng chất thủy ngân là:

VHg= mHg / DHg= 3,4 / 13600 = 0,00025 (m3)

Theo quy tắc của bình thông nhau, chiều cao của mực thủy ngân trong mỗi nhánh là bằng nhau 

Gọi V1 , V2 lần lượt là thể tích của thủy ngân trong nhánh 1 và nhánh 2, ta có:

V1 + V2 = V

h . S1 + h . S2 = V

h(S1 + S2)=V

=> h = V / (S1 + S2)

h= 0,00025 /  (0,001 + 0,004)

h= 0.05 (m)

Áp suất ở đáy mỗi ống là:

p1=p2=d1.h=136000.0,05=6800(N/m2)

b. Xét hai điểm A và B tại đáy bình thông nhau ta có:

PA=PB

d. hn + dHg . h1 = dHg . h2 

10000 . hn + 136000 . h2 = 136000 . h2

hn = 13,6(h2 - h1)  (1)

Mặt khác ta có: V = V+ V2

0,00025 = S1 . h1 + S2 . h2

0.00025 = 0,001 . h+ 0.004 . h2

0,25 = h1 + 4h2

=> h1= 0,25 - 4h2  (2)

Thay (1) vào (2) ta có:

h= 13,6( h2 -0,25 + 4h2)

hn= 13,6( 5h2 - 0,25)

h= 68h2 - 3,4  (3)

Chiều cao của cột nước là:

Vn=S1.hn=>hn=Vn / S= 200 / 10 = 20 (cm) = 0,2 (m)

Thay hn vào (3) ta có:

0,2 + 3,4 = 68h2

=> h2=0.052 (m)

Thay h2 vào (2) ta có:

h1= 0,25 - 4.0,052

h1= 0,042 (m)

Vậy mực nước bên nhánh (1) giảm so với ban đầu: \(\Delta\)h = h - h1=0,05 - 0,042 = 0,008 (m)

Mực nước bên nhánh (2) tăng thêm so với ban đầu: \(\Delta\)h2 = h2 - h = 0,052 - 0,05 = 0,002 (m)

 


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Huy Hoàng
Xem chi tiết
Hoàng Nhật Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
mình là hình thang hay h...
Xem chi tiết
Thảo Gwen
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Được
Xem chi tiết
Trần Mai Trang
Xem chi tiết
15_Phạm Quốc Hưng
Xem chi tiết
mình là hình thang hay h...
Xem chi tiết