Hà Lan có 2n = 14 nhiễm sắc thể. Một nhóm học sinh lớp 9 đã làm tiêu bản để quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan dưới kính hiển vi điện tử và ghi được kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể.
- Tế bào của cây thứ hai có 13 nhiễm sắc thể.
- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể.
a. Các cây đậu Hà Lan nói trên có phải là thể đột biến không? Giải thích.
b. Trình cơ chế hình thành 3 cây đậu nói trên từ cây bố mẹ bình thường.
a. Các cây đậu Hà Lan trên đều là thể đột biến dị bội vì có số lượng NST thay đổi ở 1 hoặc 1 số cặp.
b. Cơ chế hình thành
+ Cây thứ nhất 2n + 1 = 15: thể ba nhiễm: do sự kết hợp giữa giao tử không bình thường (n + 1) và giao tử bình thường (n) trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử (2n + 1) phát triển thành thể ba nhiễm
+ Cây thứ 2: 2n - 1 = 13: thể một nhiễm: do sự kết hợp giữa giao tử không bình thường (n - 1) và giao tử bình thường (n) trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử (2n - 1) phát triển thành thể 1 nhiễm
+ Cây thứ 3: 2n + 2 = 16 : thể bốn nhiễm (1 cặp NST nào đó thừa 2 chiếc NST)
do sự kết hợp 2 giao tử không bình thường (n + 1) của cùng 1 cặp NST bị đột biến tạo thành hợp tử (2n + 2) phát triển thành thể bốn nhiễm.