Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho...
Đọc tiếp
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 2. Đoạn truyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 3. Trong câu “Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận” có cụm danh từ nào?
Câu 4. Đoạn văn trên có mấy từ láy? Liệt kê các từ đó.
Câu 5. Giải thích ý nghĩa của từ “trọng thưởng”?
Câu 6. Dấu phẩy trong câu: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa” có công dụng gì?
Câu 7. Tìm các chi tiết kì ảo trong đoạn truyện trên? Các chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa gì?
Câu 8. Viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về những hành động của Thạch Sanh trong đoạn truyện trên?