Bài 18. Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiền Keiko

Giúp mình mấy cấu này với

1. Nêu cụ thể cấu tạo của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

2. Quan hệ giữa máu, nước mô, bạch huyết.

3. Phân biệt miễn dịch bẩm sinh vs miên dịch tạp nhiễm và miễn dịch chủ động vs miễn dịch thụ động.

4. Phân biệt kháng nguyên và kháng thể . Ý nghĩa tương tác của kháng nguyên và kháng thể.

5. Máu ở vòng tuần hoàn nhỏ và lớn vận chuyển như thế nào và có chức năng gì .

nguyễn ngọc minh tuyết
2 tháng 3 2019 lúc 11:42

1. Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Ở động vật như cá, lưỡng cư, bò sát, chim, hồng cầu hình bầu dục có nhân; ở đa số thú khác hồng cầu dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân như hồng cầu của người. Hồng cầu trưởng thành, lưu thông trong máu là tế bào không có nhân. Ở người trong điều kiện tự nhiên, hồng cầu có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8 μm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5 μm và phần trung tâm 1 μm, thể tích trung bình 90-95 μm3. Hình dạng này có hai lợi điểm như sau: + Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu. + Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109 tới 11x109.Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%).
Tiểu cầu thực chất là một mảnh tế bào được vỡ ra từ tế bào nhân khổng lồ. Sau khi được phóng thích từ tuỷ xương, chỉ có 60-75% tiểu cầu lưu thông trong máu, phần còn lại được giữ ở lách. Số lượng bình thường của tiểu cầu trong máu là 150.000-300.000/mm3. Tiểu cầu tăng khi thức ăn giàu đạm, khi chảy máu và bị dị ứng. Tiểu cầu giảm khi bị thiếu máu ác tính, bị nhiễm phóng xạ... Ðời sống tiểu cầu thay đổi từ vài ngày đến 2 tuần. Tiểu cầu có kích thước 2-4μm, thể tích 7-8μm3, không có nhân nhưng bào tương có nhiều hạt


Các câu hỏi tương tự
Thành Đạt
Xem chi tiết
Hồ Thị Như Ngọc
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phương Lan
Xem chi tiết
Triêu Lê
Xem chi tiết
Công Toàn và Công Tú
Xem chi tiết
Vương Hạ Uyên
Xem chi tiết
Thạch Thanh Bộ
Xem chi tiết