Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần đông tường

giúp mih vs

nội dung và nghệ thuật bai Phú sông bạch đằng(trương hán siêu )

Sky Trần
14 tháng 1 2018 lúc 20:47

bn ơi câu hỏi này đã trả lời r giờ mình trả lời lại nhé

Câu 6. Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú

(1) Giá trị nội dung: Bài Phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc tác giả đề cao vai trò, vị trí con người

(2) Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp chữ tình là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhàn vật đểu có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước.

Bài Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại.



Thảo Phương
14 tháng 1 2018 lúc 20:51

Nội dung
- Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu làm theo lối phú cổ thể - loại phú có từ trước thời Đường, có vần, không nhất thiết phải có đối, cuối bài thường được kết bằng thơ.
- Phú sông Bạch Đằng là niềm tự hào về truyền thống yêu nước, về những chiến công lịch sử thông qua những hoài niệm sâu sắc về quá khứ oai hùng. Đồng thời, nó cũng là niềm tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa, về tư tưởng nhân văn của dân tộc thông qua việc đề cao vai trò, vị trí và đức độ của con người.
- Nhà thơ bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc tiến bộ: vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn,...
- Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bài văn được tạo ra bởi những hình ảnh nghệ thuật phóng khoáng, giàu sức gợi kết hợp trong những câu văn vừa hào sảng, vừa vang vọng vừa đậm chất suy tư.

Nghệ thuật
- Cách miêu tả khái quát, ước lệ kết hợp với tả thực trong đoạn mở đầu:
- Ước lệ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng; sóng kình, muôn dặm, đuôi trĩ, ba thu,…
- Cảnh thực: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, bờ lau san sát, bến lách đìu hiu,…
- Thủ pháp liệt kê trùng điệp được sử hiệu quả.
- Miêu tả không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn: “giương buồm giong gió…, lướt bể chơi trăng…; sớm gõ thuyền…, chiều lần thăm…”
- Làm nổi bật những kì tích: “Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã - Cũng là bãi đất xa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”; “Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,…”
- Các hình ảnh đối nhau diễn tả không khí bừng bừng chiến trận
(“Thuyền bè muôn đội tinh kì phấp phới – Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”), hay để miêu tả thế giằng co quyết liệt (“ánh nhật nguyệt chừ phải mờ – Bầu trời đất chừ sắp đổi”).
- Về nghệ thuật chọn lọc hình ảnh, sử dụng điển tích
Tác giả đã lựa chọn hình ảnh, điển tích diễn tả nổi bật sự thất bại của quân giặc, khẳng định một cách trang trọng tài trí của vua tôi nhà Trần:- ”
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay – Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”-”Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có lương sư họ Lã – Trận nào bằng trận Dục Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.”
- Vần trong đoạn 1 và 2:
- Vần lưng: vơi – chơi, lâu - đâu
- Vần chân: Việt – biết – thiết
- Vần gián cách: nhiều – Triều – chiều, đối - đổi – dối – lối – nổi, Hàn – nhàn – chan.
- Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình


Các câu hỏi tương tự
HOÀNG ANH TUẤN
Xem chi tiết
Hạ Băng Băng
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thỏ Kookie
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
trần tuyết đỏ
Xem chi tiết