Bài 33: An toàn điện

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lệ Quyên

Bài tập Vật lýGiúp giúp với

Bùi thị diễm Trinh
5 tháng 5 2017 lúc 19:04

Câu 1:

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm vào nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Khi đó nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật

- Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).

- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

+ Hô hấp nhân tạo

+ Ép tim ngoài lồng ngực

Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.


Các câu hỏi tương tự
21. Tống Khánh Linh 8/8
Xem chi tiết
Biên Vi
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết
Tran Nam Nhi
Xem chi tiết
GM\ Otaku TV
Xem chi tiết
Hms.__.Ume
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Minh
Xem chi tiết
Học Chăm Chỉ
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thịnh
Xem chi tiết