Triệu chứng lâm sàng
Về lâm sàng, nhiều trường hợp bị nhiễm giun kim nhưng không có triệu chứng gì.
Bệnh giun kim là bệnh có tính chất kéo dài, mạn tính, chúng thường gây nên các triệu chứng sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Đầu tiên là ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối và lúc lên giường đi ngủ (do nhiệt độ của giường ấm nên dễ kích thích giun kim đẻ trứng). Rìa hậu môn tấy đỏ, sung huyết. Phân thường nát hoặc lỏng, đôi khi có máu hoặc chất nhày, thỉnh thoảng tiêu chảy. Trẻ thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, đôi lúc có buồn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ.
- Triệu chứng thần kinh: Trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây khó ngủ, dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết mắc giun kim là một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ.
- Người lớn mắc bệnh giun kim có thể gây nên chứng di tinh (nam giới), viêm âm đạo ở phụ nữ (ngay cả em gái) do giun kim chui vào âm đạo mang theo vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra có thể gây rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...).
- Giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung.
- Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…
Chẩn đoán
Ngứa quanh hậu môn, nếu căng hậu môn có thể thấy giun kim đang bò ở quanh hậu môn.
Xét nghiệm tìm trứng giun kim bằng phương pháp Scotch tức dùng chất collophan để dính trứng giun kim đã đẻ ra ở các kẽ của hậu môn, cũng có thể dùng tăm bông hoặc que thủy tinh để quệt ở các kẽ hậu môn lấy trứng giun kim làm xét nghiệm.
Bệnh giun kim cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây ngứa quanh hậu môn do nhiễm nấm, dị ứng, trĩ, viêm trực tràng, nứt trực tràng, bệnh giun lươn…
-Rối loạn tiêu hóa
-Viêm ruột mãn tính
-Nổi mẩn dị ứng
-Viêm ruột thừa
-Suy dinh dưỡng
mình ko chắc lắm