Cái này còn tuỳ vào phong tục tập quán có ở nơi bạn nữa ạ! mình chỉ đưa ra dàn ý cơ bản thôi ạ! Srrr nha!!!
I.MB: Giới thiệu:- khái quát về nơi em ở
- về phong tục tập quán mà em muốn giới thiệu trong bài
II.TB:
1.Giới thiệu chung về phong tục tập quán
-Về lịch sử hình thành.....
2.Giới thiệu về biểu hiện của phong tục tập quán đó
3.Thái độ và tình cảm của mọi người về phong tục tập quán đó
III.KB:Khẳng định ý nghĩa của phong tục tập quán và nêu lên suy nghĩ của em về phong tục tập quán đó
(Chú ý:Có thể kết hợp thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm bài văn sinh động hơn)
tham khảo nha!
Không biết tự bao giờ trầu cau đã đi vào tâm thức người Việt Nam trở nên thật gần gũi. Nhắc tới trầu cau ta thường liên tưởng tới tục ăn trầu. Vậy tục ăn trầu có từ bao giờ và trầu cau mang những ý nghĩa gì trong văn hoá người Việt Nam xưa và nay ?
Tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng: sự tích trầu cau là một câu truyện bi ai thấm đượm nghĩa tình.
Trầu cau quen thuộc là vậy nhưng không hẳn ai cũng biết “ăn trầu thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm” những vật dụng cho việc ăn trầu là cơi trâu gắn liền với câu (đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu) là dao bổ cau được gắn với câu (mắt sắc dao cau) là bình vôi, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng trầu trong những tráp trầu,khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Cách têm trầu được mô tả qua câu: trong trắng ngoài xanh ở giữa đóng đanh hai đầu trống hổng. Khi nhai một miêng trầu chúng ta sẽ cảm nhận được vị cay của lá trầu, vị nồng của vôi, hơi ngòn ngọt của cau, đắng của thuốc lào và bùi bùi của rễ chay. Tất cả hoà quyện như nhưng hương vị của cuộc sống đời thường. Tuy nhiên nhiều nơi ăn trầu thì thuốc lào và rễ chay được thay thế bởi những thứ khác.
Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện của phong cách vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo.Trước tiên, miếng trầu thắm têm vôi nồng, vỏ chay, cùng cau bổ tám bổ tư luôn là sự bắt đầu, khơi mở tình cảm, bởi thế có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu đã làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi cởi mở với nhau hơn.
Với các nam nữ thanh niên xưa thì trầu cau còn là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Mượn câu hát mời trầu để bày tỏ lòng mình. Bên cạnh “vôi nồng”, “miếng trầu cánh phượng”, “cau bổ bốn bổ ba” là những “trầu giải yếm giải khăn”, “trầu nhân trầu ngãi” để rồi “trầu mình lấy ta”.trầu cau là thứ sính lễ không thể thiếu trong mỗi đám hỏi ở Việt Nam “trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”.
Không những xuất hiện trong cưới hỏi, trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, xuân đến, tết về, trầu cau còn được sử dụng làm quà tặng. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: “kiếm một cơi trầu sang biếu cụ, xin đôi câu đối để mừng ông”. Hơn thế trầu cau còn là đồ cúng giỗ, dân gian có câu “sửa cơi trầư đĩa hoa dâng cụ” để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn nuôi nấng sinh thành của các bậc tiền nhân. Như thế đủ để biết trầu cau gắn liền với đời sống người dân như thế nào.
Trầu cau dùng tiếp khách hàng ngày như bát chè xanh,như điếu thuốc lào. Đồng thời ăn trầu còn gắn liền với phong tục nhuộm răng đen,một thời là vẻ đẹp hồn hậu chất phác mang đậm vẻ Á Đông của người phụ nữ nơi các làng quê Viêt Nam. Tục ăn trầu không chỉ tồn tại ở Viêt Nam mà còn có ở rất nhiều nước như: Malayxia, Philipin, Đài Loan… Đặc biệt sớm nhất ở Ấn Độ.
Như vậy, mặc dù trải qua thời gian khá dài nhưng tục ăn trầu ở Việt Nam nói riêng và ở các nước nói chung vẫn được duy trì. Chúng ta tin rằng trong tương lai tục ăn trầu vẫn tồn tại và mãi là nét văn hoá đẹp.