Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Thị Thùy Dương

giới thiệu về 1 trò chơi dân gian thả diều

Ham Học Hỏi
21 tháng 1 2018 lúc 9:52

Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các fessival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.

Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.

Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.

Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.

Lưu Hạ Vy
1 tháng 2 2017 lúc 11:50

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng ni lon. Nhưng được ưa chuộng nhất là ni lon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, ni lon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

Lê Việt Anh
1 tháng 2 2017 lúc 16:28

Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.

Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.

Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa váo sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.

Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằn ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng… Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.

Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rấ nhiều người lựa chọn, tham gia.


Các câu hỏi tương tự
hello hello
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Lê Huỳnh Bảo Trâm
Xem chi tiết
Lê Kiều Trinh
Xem chi tiết
Hara Nisagami
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết