Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin lỗi. Người ta luôn phân vân về giá trị của lời xin lỗi là những gì mà nó lại quan trọng như vậy? “Nhân vô thập toàn” chính là lời của các bậc tiền nhân đã để lại cho con cháu, và đó cũng được xem là một trong những lý do để cho ta biết được lời xin lỗi cũng thật quan trọng với cuộc sống của con người chúng ta từ xưa cho đến nay.
Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là xin lỗi? Xin lỗi được đánh giá không phải là một trong những nét tế nhị có tính xã hội. Nó dường như đã được nâng lên như chính là một lễ nghi quan trọng, đó cũng chính là một cách chứng tỏ lòng kính trọng cũng như thiện cảm đối với người bị hàm oan. Thực sự ta cũng như biết được đó cũng chính là một cách để cho mỗi chúng ta như phải thừa nhận một hành vi mà nếu bỏ qua, có thể làm hại đến mối liên hệ nào đó có chiều hướng xấu đi.
Nói đi rồi cũng sẽ nói lại, bởi ta như biết được rằng chính xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn được cho ta biết bao nhiêu những hiểu lầm có thể có trong tương lai. Khi một người mắc lỗi lầm một sự xin lỗi chân thành chắc chắn sẽ làm cho đối phương bỏ qua. Nhưng hờn giận cũng chỉ cầ n một câu xin lỗi chân thành thôi là được hóa giải tức thì. Trong cuộc sống ta như cũng biết được rằng chính những người có cảm giác bị xúc phạm trước đó dường như lại cũng có cảm giác như được “hàn vết thương” khi chính những người làm lỗi nhận ra lỗi của mình. Thực sự lời xin lỗi khiến cho chúng ta như thấy được ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Chính lời xin lỗi nó như đã hàn gắn lại cho chúng ta được những vết thương mà người có lỗi gây ra. Và thêm một vấn đề liên quan đó chính là con người cũng cần phải có lòng vị tha để cho người mắc lỗi có thể có được cơ hội để xin lỗi.
Đặc biệt hơn khi mà chính chúng ta lỡ xúc phạm đến người nào, đặc biệt nếu người đó là cha mẹ ruột, thì dường như chính những sự hối hận và xấu hổ khiến chúng ta khó chịu bần thần. Nhất là khi chúng ta mà xin lỗi và chịu trách nhiệm về hành động của mình, thì chắc chắn rằng chúng ta có thể gột bỏ được mặc cảm tự trách móc và có tội. Một lời xin lỗi có khả năng làm “dịu” đi những bản tính xấc xược nhất. Điều đáng nói ở đây đó chính là mỗi người chúng ta khi mà đã có can đảm nhìn nhận là chúng ta sai và vượt qua cái “vướng vướng” hay những sự ngang tàng, cái “tôi’ tự trọng quá cao khi muốn xin lỗi chúng ta sẽ nhận được sự tha thứ.
Một lời xin lỗi làm chúng ta hòa hợp trở lại trên bình diện cảm xúc với bạn bè và người thân của mình hơn. Đặc biệt hơn dó chí là khi làm lỗi ta có thể thấy giữa mình và nạn nhân của ta có một khoảng cách.
Nhưng cho dù là lời cảm ơn hay xin lỗi thì chúng ta cũng không nên lạm dụng nó một cách quá nhiều. Nhưng bạn biết đó khi mà chúng ta cứ làm sai, ta lại cứ xin lỗi vì biết chắc rằng người kia cũng sẽ tha thứ cho bạn. Liệu rằng người ta có tha thứ cho bạn khi bạn cứ mắc phải những sai lầm. Khi sai lầm ảnh hưởng đến người khác bạn lại cứ xin lỗi một cách quen thuộc, song lại không thực sự đổi thay đúng với giá trị của lời xin lỗi. Thì trong những lần về sau sẽ còn ai tha thứ cho bạn nữa chứ? Hãy nhớ rằng giá trị của lời xin lỗi chính là lời hứa, mà lời hứa này nó lại như gắn liền với chính lòng tự trọng của bạn. Không ai là không tránh khỏi được những sai lầm cả, nhưng quan trọng hơn là đằng sau những sai lầm đó bạn biết được để mà sử nó theo đúng ciều hướng tốt nhất. Sự tự trọng cũng do lời hứa, lời xin lỗi của bạn mà tạo thành. Một người khi có lòng tự trọng cao, khi họ mắc phải những sai lầm thì họ rất khó lòng xin lỗi mặc dù biết mình sai. Nhưng đã xin lỗi thì họ luôn luôn tâm niệm và quyết sao cho sửa chữa bằng được những lỗi lầm họ đã gây ra. Có thể cách sửa chữa những sai trái của họ chính là họ như sống tốt hơn, chan hòa hơn, sống thiện hơn.
Hãy biết nói lời xin lỗi khi mình sai và quan trọng hơn là đằng sau lời xin lỗi đó chính là những hành động cụ thể và sửa sai. Đừng xin lỗi xong mà không quan tâm những việc mình làm sau đó. Bởi khi bạn làm sai một điều gì đó với một người thì cho dù tha thứ cho bạn nhưng con tim họ cũng đã in hằn những vết thương. Hãy biết nói lời xin lỗi và có trách nhiệm với lời nói của mình để thấy được lời xin lỗi thực sự có giá trị.