Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Micky Cherry

Giải thích câu tục ngữ:"Uống nước nhớ nguồn"

Giúp mk với. Help me

Lưu Hạ Vy
7 tháng 4 2017 lúc 13:32

_ Tham khảo dàn ý nhs _

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Quỳnh Như
7 tháng 4 2017 lúc 9:44

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam từ bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của ông cha ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn những người đã làm nên thành quả cho ta được thừa hưởng.

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?

“Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ bao công sức để tạo ra. “Nguồn” là nguồn cội, là nơi xuất phát, khởi đầu của dòng nước, có thể hiểu rộng ra là những thế hệ đi trước, những con người đã tạo ra “dòng nước”, tạo ra thành quả mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy, lời khuyên nhủ của ông cha ta đối với thế hệ đi sau – những thế hệ được thừa hưởng thành quả – rằng phải luôn nhớ đến công lao của thế hệ đi trước.

Có điều là tại sao chúng ta khi “uống nước” phải “nhớ nguồn”? Điều này cũng rất dễ hiểu. Trong thiên nhiên và xã hội, không có một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do sức lao động tạo nên. Của cải, vật chất sẽ không tồn tại nếu không có bàn tay con người làm ra. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Nói đến “nhớ nguồn” thì trước hết, chúng ta cần phải biết ơn các vua Hùng – người có công dựng nước và giữ nước, người đầu tiên viết lên những trang sử vàng của dân tộc ta. Vì thế, mới có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Cứ đến dịp giỗ tổ Hùng Vương, nhân dân cả nước lại nô nức kéo về nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng, , hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại những chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hi sinh cao cả của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải nhớ đến công ơn của các vị anh hùng liệt sĩ. Họ đã chấp nhận hi sinh xương máu, hạnh phúc của bản thân để bảo vệ đất nước thanh bình, giữ lá quốc kì đỏ thắm, để đổi lấy độc lập tự do, sự đầm ấm, hạnh phúc cho cả một dân tộc. Để tỏ lòng biết ơn đối với họ, vào dịp 27­/7 hằng năm, toàn Ðảng, toàn dân ta đã cùng tưởng nhớ lại những việc mà họ đã làm. Cùng với đó là hàng loạt hoạt động tri ân khác cũng đồng loạt diễn ra để tỏ lòng thành kính những người đã ngã xuống.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi được thừa hưởng một thành quả, người ta chỉ biết hưởng thụ thành quả ấy mà lại quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên nó. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” - thời điểm của sự hưởng thụ - để nhắc nhở rằng phải luôn nhớ đến người có công làm nên thành quả cho ta được thừa hưởng qua câu thơ thấm sâu vào máu thịt hồn người:

"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương, muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Để đổi lấy những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon mà ta ăn hàng ngày thì người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi nước mắt, dãi đầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Chúng ta cần phải có nghĩa vụ trân trọng, giữ gìn và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng gây dựng như các bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc… Không chỉ có thế, chúng ta còn phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại để làm cho nền văn hòa ngày một phong phú hơn. Là một thanh niên của xã hội mới, ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này góp phần xây dựng đất nước, tạo nên những thành quả không chỉ cho riêng chúng ta mà cho cả xã hội.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, gần gũi với mọi người từ đó sẽ tạo nên một xã hội văn minh, đoàn kết, tiến bộ. Bởi thế mà "Uống nước nhớ nguồn" được coi là nền tảng của một xã hội văn minh, lành mạnh. Song, trong cuộc sống, không phải ai cũng hiền lành, đạo đức tốt, cũng có lắm kẻ giả dối, vong ân bội nghĩa, những kẻ đã “uống nước” mà lại quên mất “nguồn”. Sự vô ơn, bội bạc sẽ khiến cho họ trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, để rồi bị người đời quở trách, mỉa mai và lương tâm của chính họ cũng sẽ kết tội.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay. Đó là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta. Vì thế, ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách của mỗi con người. Là học sinh, chúng ta phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất đối với những người đã làm nên thành quả cho ta được thừa hưởng.


Các câu hỏi tương tự
Linh Oracles
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn
Xem chi tiết
Dương Bình
Xem chi tiết
hoàng thị kim tuyến
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Nguyen Thuy Linh
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Phương
Xem chi tiết
Jina Ryeo
Xem chi tiết