Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Linh

Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn và cho biết 2 câu tục ngữ có mâu thuần với nhau k

Giai thích câu rục ngữ : gần mực thì đen gần đèn thì rạng và gần mực k đen, gần đèn chẳng rạng. và cho biết 2 câu tục ngữ có mau thuẫn với nhau k

Phạm Thị Trâm Anh
24 tháng 2 2017 lúc 10:26

-Hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên'' và ''Học thầy không tày học bạn'' khi ta đọc vào chắc hẳn ai cũng thấy hai tục ngữ này đang nói lên hai chiều ý kiến khác nhau nhưng sau khi suy ngẫm lại ta sẽ nhận ra ý nghĩ, hàm ý của chúng là đang bổ sung cho nhau, thầy cô là nơi truyền đạt những kiến thức vô tận cho chúng ta nếu không có thầy cô thì không bao giờ có sự trưởng thành, chững chạc về mọi mặt của những học trò ngày hôm nay. Còn bạn bè là nơi hướng dẫn ta về những cách ứng xử, lối sống mà ta noi theo không những thế khi học có những khuất mắc mà ta không hiểu thì bạn bè là người giúp ta hiểu được

Trần Gia Hân
24 tháng 2 2017 lúc 8:28

câu tục ngữ "không thầy đố mày làm nên" đề cao vai trò của người thầy

" Học thầy không tày học bạn" đề cao vai trò của việc học bạn

Hai câu tục ngữ này trái ngược nhau nhưng đều có nội dung bổ sung cho nhau.

le tran nhat linh
24 tháng 2 2017 lúc 12:16

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, hai câu trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Chúng ta cùng bàn luận để có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ này.

Nếu mới đọc qua, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Vậy nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ thiên lệch.


Các câu hỏi tương tự
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Trần Thảo Duyên
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
Thảo My
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
♪SnowMan♪🍀
Xem chi tiết