Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực của nước ta. Nhiều tác phẩm của ông trở thành kinh điển, bởi nó đã nói lên đời sống xã hội và đời sống nội tâm của tầng lớp lao động nghèo khổ trong xã hội.
Quan điểm sáng tác của Nam Cao đều thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo, sâu sắc của mình trong từng tác phẩm. Trong đó, truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyện cực kỳ thành công của tác giả, khi mà ông đã phản ánh thành công, chân thực bản chất của xã hội phong kiến xưa.
Một xã hội mà những kẻ quyền hành, ác bá đã xô đẩy con người, tới đường cùng, đánh mất cả lương tri nhân cách của một con người.
Cảm hứng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua cái nhìn cảm thông của tác giả với những số phận con người nông dân nghèo khổ. Trong đó, nhân vật Chí Phèo là một người nông dân lao động bản chất hiền lành chất phác, nhưng mồ côi cha mẹ từ nhỏ được bác phó cối nhặt về nuôi, nhưng được vài năm thì bác phó cối chết nên, Chí Phèo phải đi ở đợ cho nhà Bá Kiến.
Bà ba nhà Bá Kiến nổi tiếng xinh đẹp nhưng lẳng lơ, nảy sinh tình ý với Chí Phèo. Bá Kiến vì lòng ghen tuông của mình nên đã tìm cách tống giam Chí Phèo vào tù. Hắn đi tù, chừng 7-8 năm rồi trở về làng với bộ dạng ba trợn, mặt mũi thì trông bặm trợn, nhấc nháo, răng nhuộm đen nay cạo trắng hớn, mất hết tính người.
Nhân vật Chí Phèo có sự xấu xí, nhếch nhác, là kẻ cùng đinh của xã hội nhưng trong phần nội tâm của hắn vẫn còn tính người. Sự gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở ở vườn chuối, bát cháo hành của Thị Nở lúc Chí Phèo bị ốm, đã cứu cuộc đời hắn. Thị Nở đã kéo hắn trở lại làm người.
Thị Nở đã khơi dậy những bản năng làm người, của Chí Phèo khơi dậy trong con người Chí Phèo bản năng làm người, ước muốn có một gia đình hạnh phúc. Có vợ có chồng những đứa trẻ con ra đời.
Chí Phèo cô đơn hắn ước mơ được có mái ấm gia đình có người thân bên cạnh mình. Đó chính là sự nhân văn của tác giả Nam Cao dành cho Chí Phèo. Đó chính là tình người, sự nhân văn cảm thông giữa tác giả và con người trong xã hội.
Lần đầu tiên Chí Phèo khóc tiếng cười nghe thật hiền lành. Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm làm ác quỷ, gây ra rất nhiều tội ác, đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, hắn đã khóc, trước tình người ấm áp của Thị Nở dành cho mình.
Những âm thanh đó bỗng thức dậy sâu xa trong lòng nhân vật Chí Phèo như một tiếng kêu vô cùng tha thiết trong cuộc sống. Nó thể hiện được lòng nhân đạo của tác giả Nam Cao đối với nhân vật Chí Phèo.
Tác giả Nam Cao kết thúc kết thúc truyện ngắn của mình bằng cái chết của nhân vật chính Chí Phèo. Nhưng trước khi chết hắn đã giết tên Bá Kiến một tay cường hào ác bá, người đã dẫn tới những tấm bi kịch của Chí Phèo, đã cho Chí Phèo ngồi tù oan. Rồi sau khi ra tù, hắn đã mua chuộc dụ dỗ lôi kéo Chí Phèo làm tay sai cho mình, biến Chí Phèo thành kẻ mất lương tri, lòng lương thiện.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội những năm đó, khi Chí Phèo này chết đi lại có Chí Phèo khác xuất hiện. Khi Bá Kiến này chết đi thì con ông ta lại còn gian ác, hung bao, nham hiểm hơn rất nhiều. Một xã hội mà người nông dân luôn bị đè đầu cưỡi cổ, luôn bị những tầng lớp giai cấp bóc lột sẽ không bao giờ hết được.
Trong tâm hồn tưởng như đã chết dần, chai sạn hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện vẫn còn nên nó được Thị Nở khai sáng lương tri, khai sáng phần thiện lương của mình.
Tác giả Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đèn le lói hắt hiu, tiêu biểu của người lao động lương thiện, nên hắn bị đẩy tới đường lưu manh, dần dần bị tha hóa về tâm hồn.
Truyện ngắn "Chí Phèo" mang đậm giá trị nhân đạo vô cùng đặc sắc, thể hiện tấm lòng thương yêu của tác giả Nam Cao với người dân lao động khốn khổ. Nhân vật Chí Phèo còn là tiếng kêu ai oán, kêu cứu tha thiết của người bất hạnh. Chính những trang viết của nhà văn Nam Cao đã bảo vệ và đấu tranh cho quyền làm người, tính lương thiện trong con người nông dân chất phác.