Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em và nhóm học tập sưu tầm các bài phát biểu, bài viết của những người nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và chia sẻ với các bạn trong lớp.

datcoder
14 tháng 7 lúc 8:38

Quan điểm của V.I.Lênin về bình đẳng dân tộc

V.I.Lênin luôn tuyên bố và khẳng định dứt khoát việc bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.  Bình đẳng dân tộc là bình đẳng về mặt quyền lợi và nghĩa vụ, trong đó, V.I.Lênin nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc ít người: “Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của mọi dân tộc ít người”. Như vậy, bình đẳng dân tộc gắn với việc bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong một quốc gia. Để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là dân tộc ít người, V.I.Lênin phản đối bất cứ một đặc quyền dành cho một dân tộc nào: “Không có một đặc quyền nào cho bất cứ dân tộc nào, mà là quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc”; “Tất cả các dân tộc trong nước đều tuyệt đối bình đẳng và mọi đặc quyền của bất cứ dân tộc nào hoặc ngôn ngữ nào đều bị coi là không thể dung thứ và trái với hiến pháp”. Về nội dung của bình đẳng giữa các dân tộc, theo V.I.Lênin phải bảo đảm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: “Một Nhà nước dân chủ không thể dung thứ một tình trạng áp bức, kiềm chế của một dân tộc này đối với bất cứ dân tộc nào khác trong bất cứ lĩnh vực nào, trong bất cứ ngành hoạt động xã hội nào”. Bình đẳng dân tộc gắn với việc bảo đảm quyền lợi của dân tộc thiểu số phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực. Bình đẳng trong kinh tế là bảo đảm quyền lợi, lợi ích kinh tế, quyền được phân phối công bằng tư liệu sản xuất cũng như thành quả của sự phát triển cho tất cả các dân tộc. Bình đẳng trong chính trị là bảo đảm quyền của các dân tộc trong tham gia vào đời sống chính trị, hệ thống chính trị của đất nước. Bình đẳng trong văn hóa, xã hội là bảo đảm quyền hưởng các thành quả phát triển văn hóa, xã hội của đất nước, quyền được bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Trong khi khẳng định sự toàn diện, đầy đủ trong thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, V.I.Lênin nhấn mạnh đến việc thực hiện bình đẳng dân tộc trong lĩnh vực văn hóa: “Một Nhà nước dân chủ phải thừa nhận vô điều kiện quyền tự do hoàn toàn của các ngôn ngữ dân tộc khác nhau và gạt bỏ bất cứ đặc quyền nào của một trong những ngôn ngữ đó”. Văn hóa của một dân tộc tộc người thể hiện ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng và các sinh hoạt hằng ngày, trong đó thể hiện rõ nét ở ngôn ngữ riêng của tộc người đó. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, đồng thời là phương tiện truyền tải các giá trị, sinh hoạt văn hóa của tộc người đó. V.I.Lênin khẳng định quyền tự do sử dụng ngôn ngữ riêng của các tộc người chính là quyền bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc. Quyền này thể hiện ở chỗ không có ngôn ngữ quốc gia nào có tính chất bắt buộc, các dân tộc được học ngôn ngữ của mình trong trường học, được sử dụng ngôn ngữ của mình trong mọi trường hợp ví dụ như tòa án... “Đảm bảo sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc và không có một ngôn ngữ quốc gia có tính chất bắt buộc, đảm bảo cho dân cư có các trường học dạy bằng tất cả các ngôn ngữ địa phương”. Theo V.I.Lênin, bình đẳng dân tộc về mặt văn hóa không chỉ là việc các dân tộc được tự do sử dụng ngôn ngữ của mình, được bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mình mà còn là được hưởng công bằng các giá trị, thành tựu phát triển văn hóa chung của đất nước: “Tỷ lệ kinh phí chi tiêu cho nhu cầu văn hóa - giáo dục của các dân tộc ít người của một địa phương không thể thấp hơn tỷ lệ mà dân tộc ít người đó chiếm so với toàn bộ dân số của địa phương đó”.