Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Thư Ma Kết

em hiểu thế nào là chính sách "vườn không nhà trống"

Phan Thùy Linh
2 tháng 2 2017 lúc 18:06

Vườn ko nhà trống : tả cảnh nhà cửa, vườn tược bỏ trống ở nơi quân địch đang kéo đến chiếm đóng (một phương thức đấu tranh chống xâm lược).

Hoàng Nguyễn Phương Linh
2 tháng 2 2017 lúc 20:49

Chính sách ''vườn không nhà trống '' là ruộng vườn không khai khẩn nữa, lương thực đem cất dấu và nếu không được thì đem đốt cháy, nhà cửa bỏ lại, dân chúng rút lên núi hay vào rừng trốn.

Nguyễn Thùy Linh
2 tháng 2 2017 lúc 20:52

Chính sách vườn không nhà trống là chính sách đua người và lương thực cất dấu ở một nơi khác để bảo vệ, không cho quân địch chiếm\(\Rightarrow\)một trong những kế hoạch làm địch hoang mang, suy yếu.

Nguyễn Việt Hùng
2 tháng 2 2017 lúc 21:01

chính sách vườn ko nhà trống là gì

nguyên lí của nó là: Theo cách tính thời bấy giờ, trong vòng 1 tháng 50 vạn đại quân ăn hết tối thiểu 30 vạn thạch gạo. Để vận chuyển số gạo này từ Ung Châu (Trung Quốc) sang VN cần chừng 40 vạn dân phu đi liên tục ko nghỉ trong vòng 10 ngày (nếu đi đường thủy) hoặc 20 ngày (nếu đi đường bộ). Tuy nhiên, dân phu cũng cần phải ăn mới đi đc nên số lượng lương thực đến tay binh sỹ chắc chắn ít hơn nhiều so với con số ban đầu, cộng thêm những tổn thất dọc đường (do hư hỏng, do bị đối phương chặn đường cướp mất) thì quân giặc chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu lương thực của chúng mà thôi. Do đó, để duy trì chiến tranh, quân giặc chỉ còn cách cướp bóc lương thực tại các vùng chiếm đóng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Nắm đc đặc điểm này, Trần Hưng Đạo chủ trương sơ tán toàn bộ con người và tài sản tại các vùng đông dân cư và ko có nhiều ý nghĩa về mặt quân sự sang những khu vực an toàn dưới sự bảo hộ của quân chủ lực triều đình, chấp nhận nhường lại một bộ phận lớn lãnh thổ (chủ yếu là vùng đồng bằng) cho đối phương, tránh những trận đánh công kiên hao người tốn của, mạt khác tung quân do thám cắt đứt nguồn tiếp tế từ Trung Quốc cho kẻ địch. Như vậy, sau một thời gian chiếm đóng, quân giặc đứng trước 2 khó khăn lớn:
- Thiếu lực lượng: Vùng chiếm đóng càng mở rộng, địch càng phải dàn mỏng lực lượng để bảo vệ thành quả chiến tranh. Tuy nhiên, khi chưa tiêu diệt được bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của đối phương, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì một khi đói phương phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp thì đội quân xâm lược sẽ bị rơi vào thế bị cô lập, lúng túng và bị động đối phó. Nhẹ tất mất công mà ko đc việc gì, nặng thì toàn quân bị dồn vào chỗ chết.
-Thiếu lương ăn: Như đã nói ở trên, quân đội viễn chinh sau nhiều ngày chiến đấu trong điều kiện đói khát sẽ mất tinh thần và suy sụp rất nhanh. Nếu đối phương dùng đến thủ đoạn tàn độc (hạ độc nguồn nước uống) thì chắc chắn ko sống nổi qua 1 tháng.
Như vậy, bằng việc áp dụng chiến thuạt "vườn không nhà trống", Trần Hưng Đạo đã từng bước nhường thế chủ động cho giặc rồi lại đoạt lại thế chủ động từ tay giặc theo một phương án đơn giản và


Các câu hỏi tương tự
đào huệ
Xem chi tiết
DINH THI TRAM ANH
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Trâm Vương
Xem chi tiết
Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
linh trịnh
Xem chi tiết