Khi đem 1 cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở nhà , những nhân tố sinh thái của môi trường tác động đến cây phong lan sẽ thay đổi . Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó ?
Câu 1: Vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống sói mòn đất?
A. Làm giảm tốc độ của dòng chảy
B. Làm nước ngấm nhanh xuống đất
C. Làm cho đất chảy nhanh hơn
D. Làm cho nước bốc hơi nhanh hơn
Câu 2: Là học sinh em làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
A. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã
B. Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm
C. Tăng cường công tác làm thủy lợi
D. Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loại sinh vật
Câu 3: Luật bảo về môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm?
A. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái
B. Bảo vệ sức khỏe của con người, góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu
C. Bảo vệ môi trường không khí, môi trường sống của sinh vật
D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ con người
Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài Chim Bồ Câu có giới hạn nhiệt độ từ 5oC đến +56oC, trong đó khoảng cực thuận 15 → 32oC, điểm cực thuận 23oC
Câu 1: Các cây lá lốt, lá dong thường sống ở những nơi ít ánh sáng như dưới các tán lá, góc vườn,... Các cây bạch đàn, cây phi lao lại sống ở những nơi quang đãng.
a) Hãy quan sát và cho biết các cây đó sinh trưởng và phát triển như thế nào?
b) Nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các loài cây nêu trên, từ đó rút ra kết luận gì?
Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến con bò? Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái cho phù hợp.
Mọi người giúp em với em đang cần gấp ạ ! em cảm ơn trước nhé !
Giới thiệu 10 loài sinh vật ( thực vật và động vật ) với đặc điểm môi trường sống , 4 nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến những sinh vật đó và nhận xét chung về 10 loài sinh vật trên .
Câu 1: Trình bày sự thích nghi của thực vật và động vật và với ánh sáng
Câu 2: Trình bày sự thích nghi của thực vật và động vật và với nhiệt độ? Dựa vào nhiệt độ có thể chia sinh vật thành những nhóm nào?
Câu 3Hãy giải thích các hiện tượng sau:
- Ếch thường sống ở ven ao, hồ;
- Bò sát có thể sống ở những nơi khô hạn;
- Vùng ôn đới về mùa đông cây thường rụng lá;
- Khi gặp điều kiện bất lợi, một số cá thể động vật cùng loài tách ra khỏi đàn.
Câu 4:
a) Liên quan đến độ ẩm và nhu cầu về nước đối với đời sống, động vật trên cạn được chia thành những nhóm nào? Cho ví dụ minh hoạ.
b) Nêu những đặc điểm thích nghi nổi bật của các nhóm động vật trên cạn với môi trường có độ ẩm khác nhau.
Câu nói ''rừng vàng, biển bạc'' đúng và không đúng ở mức độ nào đối với sinh vật và môi trường ở Việt Nam?(viết 100 từ)
Mong mọi người giúp đỡ, em cảm ơn ạ.
BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là
A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt
Câu 2: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?
A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.
D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.
Câu 3: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?
A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
D. Hạn sự thoát hơi nước.
Câu 4: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo
B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, ếch, cá chép
D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ
Câu 5: Loài sinh vật nào dưới đây có khả năng chịu lạnh tốt nhất?
A. Ấu trùng cá
B. Trứng ếch
C. Ấu trùng ngô
D. Gấu Bắc cực
Câu 6: Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là
A. Cây có phiến lá to, rộng và dày
B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
C. Cây biến dạng thành thân bò
D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
Câu 7: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?
A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão
B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại
C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc
D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng
Câu 8: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo
A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn
B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày
C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá
D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường
Câu 9: Câu có nội dung đúng là A. Thú có lông sống ở vùng lạnh có bộ lông mỏng và thưa B. Chuột sống ở sa mạc vào mùa hè có màu trắng C. Gấu Bắc cực vào mùa đông có bộ lông trắng và dày D. Cừu sống ở vùng lạnh thì lông kém phát triển Câu 10: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào? A. 00- 400 B. 100- 400 C. 200- 300 D. 250-350 II. TỰ LUẬN 1. Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật? 2. Phân biệt động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt. Mỗi nhóm động vật tìm 5 ví dụ minh họa.