Học kì 1

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Anh Nguyễn

Em hãy thiết kế một kế hoạch học tập nhằm khắc phục một môn học còn yếu. Hoặc kế hoạch học tập môn nào thích nhất.

Các bạn giúp mình nha. Mình đang cần gấp. Thankyou các bạn! ❤

Hoàng Đức Minh
12 tháng 3 2020 lúc 20:19

1.Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân

Mỗi người có một đặc điểm học tập rất khác nhau: có người mê văn, có người yêu toán... Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị... Trong học tập, mê văn hay yêu toán... đều rất đáng quý! Nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn. Vì thế yêu thích môn này mà bỏ bê môn kia, dẫn đến kết quả học tập giữa các môn quá khập khiễng thì cũng chưa được.

Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

2.Xác định mục tiêu học tập

“Một trong những bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, giữ nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của bạn trong suốt một ngày”.

La Fontaine

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.

- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!

Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.

Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Đức Minh
12 tháng 3 2020 lúc 22:00

1.Lập danh sách tất cả các môn cần học.

Có lẽ bước đầu tiên trong việc tạo thời gian biểu học tập là lập danh sách tất cả các môn và khóa học bạn cần học. Viết những nhiệm vụ ra giấy sẽ giúp bạn có được ý tưởng tốt hơn về những việc thật sự phải làm. Nếu bạn học cho kỳ kiểm tra quan trọng, hãy liệt kê những điều này thay vì các khóa học.

2.Xác định việc bạn cần làm cho mỗi môn học hoặc mỗi kỳ thi.

Giờ thì bạn đã viết ra tất cả các môn cần học, bạn cần xác định mình cần làm gì cho mỗi học kỳ. Mặc dù sự ràng buộc về thời gian và những nhiệm vụ khác cho một lớp học nhất định có thể thay đổi hàng tuần, nhưng bạn sẽ có cơ hội nhận ra rằng sau một thời gian dài, bạn sẽ cần khoảng thời gian nhất định cho từng môn học.

Nếu bạn có sách hướng dẫn hoặc sách giáo khoa với phần ôn tập, dùng nó để thu hẹp những việc bạn ghi trong danh sách. Dành thời gian cho việc đọc. Dành thời gian xem lại những ghi chép của bạn. Dành thời gian tạo các hướng dẫn ôn thi, nếu bạn cần chúng sau này. 3.Ưu tiên danh sách của bạn. Sau khi lập danh sách tất cả những môn học hoặc kỳ thi cần học cũng như xác định việc cần làm cho từng môn, hãy đặt ưu tiên cho danh sách. Xếp hạng mức độ quan trọng của từng loại sẽ giúp bạn xác định môn học nào cần dành nhiều thời gian nhất và môn học nào có thể thích hợp học giữa các khoảng thời gian. Đặt số thứ tự, bắt đầu với số một, sau đó với tất cả các môn học hoặc kỳ thi. Nếu bạn cần dành nhiều thời gian nhất cho môn toán, đặt cho nó số 1. Nếu bạn cần ít thời gian nhất cho môn sử (và bạn có 5 môn để học), đặt số 5. Chú ý đến độ khó của môn học hoặc kỳ thi. Chú ý đến lượng bài bạn sẽ cần đọc. Chú ý đến số lượng bài học cần ôn. 4.Chia thời gian sẵn có trong tuần thành các khối học tập. Trước khi tiếp tục, bạn cần chia thời gian sẵn có trong tuần thành các khối học tập. Sau khi làm điều này, bạn có thể tiếp tục và chia khối học tập trong một môn học. Mẹo tạo ra một thời gian biểu học tập là lập kế hoạch học cùng một giờ mỗi ngày nhờ vậy bạn sẽ thực sự có thời gian biểu có thể nhớ được mà không cần kiểm tra thường xuyên. Bằng cách tạo lộ trình, bạn sẽ xây dựng thói quen học tập tích cực. Kiểm tra nếu có nhiều lần hoặc nhiều ngày trong tuần bạn có thể học thường xuyên. Ví dụ, bạn có thể rảnh từ 3 đến 4 giờ chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Nếu có thể, cố gắng lập thời gian biểu cho việc học của bạn, vì đặt ra lộ trình thường xuyên có thể giúp bạn quen với tư duy học tập và bắt đầu học nhanh hơn. Lên lịch cho buổi học trong khoảng 30-45 phút. Khối thời gian ngắn thường dễ xác định và sắp xếp hơn khối thời gian dài. Tạo các khối cho tất cả thời gian sẵn có của bạn. Nếu bạn có khoảng thời gian nhất định trước kỳ thi, tạo lịch dự trữ thay vì thời gian biểu hàng tuần. 5.Dành thời gian cho hoạt động vui chơi. Trong khi cố định thời gian cho từng môn học, bạn cũng cần đảm bảo dành thời gian cho gia đình, bạn bè và nghỉ ngơi. Điều này là vì bạn sẽ không thể thành công trong việc học mà không tạo ra sự cân bằng lành mạnh giữa cuộc sống cá nhân và việc học của bạn. Dành thời gian cho những sự kiện mà bạn không thể lên lịch lại, sinh nhật bà, buổi họp mặt gia đình hay lịch hẹn với bác sĩ thú y. Cố định mọi thời gian bạn có với những hoạt động khác như tập bơi, thời gian cho gia đình hoặc đi lễ nhà thờ. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ và tập thể dục. Nếu bạn chỉ có khoảng thời gian ngắn trước kỳ thi quan trọng, cân nhắc việc hoãn hoặc hủy bỏ các hoạt động xã hội thường xuyên hoặc hoạt động ngoại khóa. 6.Lấp đầy các khối học tập. Khi đã phác thảo xong thời gian biểu và bạn biết mình cần lên lịch cho việc gì, hãy lấp đầy thời gian biểu của bạn. Viết ra môn bạn đang học trong mỗi kỳ. Điều này sẽ giúp bạn làm đúng như kế hoạch, đánh dấu mốc kiểm tra trong tài liệu, và cho phép bạn soạn sách và tài liệu trước giờ học. Mua sổ kế hoạch hàng ngày hoặc vật tương tự. Bạn cũng có thể dùng vở. Cài đặt thời gian biểu vào điện thoại thông minh nếu bạn có một cái. Ban đầu, chỉ lên kế hoạch cho một tuần, cho đến khi bạn xác định được thời gian biểu của bạn hoạt động như thế nào. Ưu tiên việc học cho kỳ thi sắp tới. Chia tất cả bài học của bạn thành khoảng thời gian hạn chế và phân chia các tài liệu theo thời gian mà bạn có trước kỳ kiểm tra. Ưu tiên những khóa học mà bạn học yếu hoặc muốn đứng đầu.
Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Đức Minh
12 tháng 3 2020 lúc 22:01

Bạn bỏ dấu chấm trước các mục 3, 4, 5, 6 nhé. Mình không biết cách bỏ.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
*•.¸♡ Ⓝⓖâⓝ Ⓗà ♡¸.•*
Xem chi tiết
La Uyển Như
Xem chi tiết
HUYNH NGOC HA
Xem chi tiết
Học Dốt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Cô bé bánh bèo
Xem chi tiết
Hà Phước Sơn
Xem chi tiết
Vũ Huy Hoàn
Xem chi tiết