Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyệtt Nguyệtt

Em hãy tả lại quang cảnh nhộn nhịp vui tươi chợ ngày tết quê em.

Các giúp mik nha,mik đag cần gấp☺

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 15:51

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.

Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.

Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.
Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tươi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 15:51

Mùa xuân sắp đến rồi! Cả phố em tấp nập trong khung cảnh ngày tết. Khắp phố phường, người người lũ lượt kéo nhau đi sắm sửa, chuẩn bị đón chào năm mới.

Trên đường phố, các quầy hàng buôn bán tấp nập. Ai ai cùng mặc những bộ quần áo đủ màu rực rỡ, trông giống như cả một vườn hoa khổng lồ đang di chuyển. Hôm nay là ngày 28 Tết, em theo mẹ đi chợ. Nhìn hai bên đường, không khí đón xuân đã tưng bừng nhộn nhịp. Ánh nắng vàng buổi sáng trải xuống đám cỏ non dính đầy sương mai bên vệ đường làm cho nó long lanh như những hạt kim cương, ở các hiệu may, mọi người ra vào tấp nập. Tiếng cười nói ồn ào làm cho không khí nhộn nhịp càng tăng thêm. Tại một điểm bán hoa, người ta xúm đông lại xem rồi trầm trồ khen không ngớt. Những bông hồng nhung đang nở hoa như muốn phô bày sắc đẹp. Các loài cây khác như cúc, lay ơn, hướng dương, thược dược… chen nhau khoe nụ, khoe hoa. Cây đào với những bông hoa phô màu hồng tí xíu như đang chúm chím cười. Tất cả, tất cả như muốn phô sắc với mọi người về vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Những quầy hàng bán đồ tết đông cứng người, vẻ mặt ai cũng vui tươi, hào hứng. Trên tủ kính, các thứ mứt, bánh, kẹo, hạt dưa… được trưng bày trong các lọ thủy tinh đẹp mắt. Những chú gà, vịt bị cột chân xách ngược, giương đôi mắt nhỏ như hạt cườm ngơ ngác nhìn trời, nhìn đất rồi kêu đồng loạt quang quác đòi trả tự do.

Mùa xuân đã về trên quê hương em, mùa xuân làm cho cây cối, mọi vật đều cựa mình vươn dậy, vui mừng đón xuân sang.

6A bá đạo nhất trường
3 tháng 2 2017 lúc 14:18

mk lam van kem lam bn co lay y kien tu mk k

Phạm Thị Trâm Anh
3 tháng 2 2017 lúc 14:58

Bạn tham khảo nhé, mình mong nó sẽ giúp ích cho bạn!!!

Chỉ còn ba ngày nữa, bánh xe của thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Những ngày này khắp cả làng quê, phố phường không khí như sôi động hắn lên. Ai cũng muốn ra chợ để mua sắm một vài thứ gì đó chuẩn bị cho cái tết cổ truyền của dân tộc. Em được mẹ cho đi theo chơi chợ tết.
Phiên chợ tết thật đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi, quần áo đủ màu sắc sặc sỡ như một dòng hoa di động. Diện tích khu chợ hình như được dãn nở ra bởi những sạp mới dựng lên ngoài khu chợ cũ. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt quầy bán dưa hấu kế tiếp mọc lên, xếp hàng hàng, lớp lớp. Những quả dưa màu xanh đậm to như quả bóng đá, ước chừng bảy tám kí được xếp bày hàng chào khách. Những tia nắng chiếu xuống làm cho màu xanh của những quả dưa thêm xanh bóng. Có những quả bổ làm đôi được bọc trong tờ giấy bóng thắm hồng lên, trông thật thích mắt.

Kế tiếp là những gian hàng bán hoa vải với đủ các loại hoa màu sặc sỡ. Những cành hồng, chậu lan, khóm cúc, thược dược, phù dung… đủ màu sắc, đến gần mà cứ ngỡ là hoa thật. Ở những gian hàng này, người ra vào đông nghịt. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Cách đó không xa là khu bán hoa thật. Hương thơm quyện vào nhau lan tỏa cả một góc chợ. Đắt tiền nhất là mấy chậu kiểng được đặt ngay hàng thẳng lối. Có mấy vị khách ăn mặc sang trọng cứ quay qua, quay lại ngắm nhìn mấy hàng kiểng trưng bày, xuýt xoa khen đẹp, vẻ tần ngần chưa chịu rời xa. Một số người đi bán mai lăng xăng chào mời. Hết chạy đến chỗ này, họ lại vòng sang chỗ khác. Những cành mai vàng, to nhỏ đủ cỡ, có cành thấy toàn nụ, là nụ không một chiếc lá xen vào, chắc là mồng một tết sẽ trổ hoa. Xinh nhất là mấy bó hoa đồng tiền đò tươi, xòe cánh trông như những bàn tay nhỏ xíu của trẻ thơ, rồi hoa cúc vàng, thược dược cánh sen, hoa lay ơn, phù dung, hướng dương, cẩm chướng… Quả là một rừng hoa đang khoe sắc dưới trời xuân.

Đi sâu vào chợ là những quầy hàng tết với đủ các thứ hàng. Thứ gì cũng đẹp, cũng ngon, cũng ưa nhìn, thật là hấp dẫn. Các chị bán hàng miệng chào mời liến thoắng, tay lấy hàng nhanh thoăn thoắt: gói, xếp, cân đong… sôi nổi như ngày hội thi tay nghề. Cạnh các quầy hàng bánh kẹo là chiếc xe bán tranh tết. Trên xe treo rất nhiều các loại tranh đủ màu sặc sỡ. Những câu đối tết nền đỏ chữ vàng có in hoa văn làm nổi bật những ô chữ với những nét viết kiểu cách đẹp mắt. Kia là tranh dân gian chú ếch ngồi trên mặt lá khoai té nước trông thật ngộ nghĩnh. Và kia nữa là chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, hai chân đung đưa theo bước chân trâu và điệu nhạc đủng đỉnh trên đường làng. Tết đến, hình như nhà nào cũng đi sắm tết, có khi một ngày họ phải đi chợ đến vài lượt. Lúc thì mua mấy quả dưa, lúc thì đi sắm đồ áo mới, giày dép cho trẻ thơ, vì vậy mà những phiên chợ tết bao giờ cũng đông khách.

Về trưa, chợ càng đông vui tấp nập, y như một ngày hội. Tiếng người, tiếng động cơ xe cộ hòa vào nhau tạo nên một âm thanh náo nhiệt, ồn ã. Tết đã đến rất gần.

Trên đường trở về với mẹ, em như muốn nán lại thêm chút nữa để ngắm cảnh tượng đông vui khi xuân về, tết đến. Hai bên đường, cảnh vật đang đổi khác. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.

Chúc Nguyệtt Nguyệtt học tốt!

Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 14:59

Chỉ còn ba ngày nữa, bánh xe của thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Những ngày này khắp cả làng quê, phố phường không khí như sôi động hắn lên. Ai cũng muốn ra chợ để mua sắm một vài thứ gì đó chuẩn bị cho cái tết cổ truyền của dân tộc. Em được mẹ cho đi theo chơi chợ tết.

Phiên chợ tết thật đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi, quần áo đủ màu sắc sặc sỡ như một dòng hoa di động. Diện tích khu chợ hình như được dãn nở ra bởi những sạp mới dựng lên ngoài khu chợ cũ. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt quầy bán dưa hấu kế tiếp mọc lên, xếp hàng hàng, lớp lớp. Những quả dưa màu xanh đậm to như quả bóng đá, ước chừng bảy tám kí được xếp bày hàng chào khách. Những tia nắng chiếu xuống làm cho màu xanh của những quả dưa thêm xanh bóng. Có những quả bổ làm đôi được bọc trong tờ giấy bóng thắm hồng lên, trông thật thích mắt.

Kế tiếp là những gian hàng bán hoa vải với đủ các loại hoa màu sặc sỡ. Những cành hồng, chậu lan, khóm cúc, thược dược, phù dung… đủ màu sắc, đến gần mà cứ ngỡ là hoa thật. Ở những gian hàng này, người ra vào đông nghịt. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Cách đó không xa là khu bán hoa thật. Hương thơm quyện vào nhau lan tỏa cả một góc chợ. Đắt tiền nhất là mấy chậu kiểng được đặt ngay hàng thẳng lối. Có mấy vị khách ăn mặc sang trọng cứ quay qua, quay lại ngắm nhìn mấy hàng kiểng trưng bày, xuýt xoa khen đẹp, vẻ tần ngần chưa chịu rời xa. Một số người đi bán mai lăng xăng chào mời. Hết chạy đến chỗ này, họ lại vòng sang chỗ khác. Những cành mai vàng, to nhỏ đủ cỡ, có cành thấy toàn nụ, là nụ không một chiếc lá xen vào, chắc là mồng một tết sẽ trổ hoa. Xinh nhất là mấy bó hoa đồng tiền đò tươi, xòe cánh trông như những bàn tay nhỏ xíu của trẻ thơ, rồi hoa cúc vàng, thược dược cánh sen, hoa lay ơn, phù dung, hướng dương, cẩm chướng… Quả là một rừng hoa đang khoe sắc dưới trời xuân.

Đi sâu vào chợ là những quầy hàng tết với đủ các thứ hàng. Thứ gì cũng đẹp, cũng ngon, cũng ưa nhìn, thật là hấp dẫn. Các chị bán hàng miệng chào mời liến thoắng, tay lấy hàng nhanh thoăn thoắt: gói, xếp, cân đong… sôi nổi như ngày hội thi tay nghề. Cạnh các quầy hàng bánh kẹo là chiếc xe bán tranh tết. Trên xe treo rất nhiều các loại tranh đủ màu sặc sỡ. Những câu đối tết nền đỏ chữ vàng có in hoa văn làm nổi bật những ô chữ với những nét viết kiểu cách đẹp mắt. Kia là tranh dân gian chú ếch ngồi trên mặt lá khoai té nước trông thật ngộ nghĩnh. Và kia nữa là chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, hai chân đung đưa theo bước chân trâu và điệu nhạc đủng đỉnh trên đường làng. Tết đến, hình như nhà nào cũng đi sắm tết, có khi một ngày họ phải đi chợ đến vài lượt. Lúc thì mua mấy quả dưa, lúc thì đi sắm đồ áo mới, giày dép cho trẻ thơ, vì vậy mà những phiên chợ tết bao giờ cũng đông khách.

Về trưa, chợ càng đông vui tấp nập, y như một ngày hội. Tiếng người, tiếng động cơ xe cộ hòa vào nhau tạo nên một âm thanh náo nhiệt, ồn ã. Tết đã đến rất gần.

Trên đường trở về với mẹ, em như muốn nán lại thêm chút nữa để ngắm cảnh tượng đông vui khi xuân về, tết đến. Hai bên đường, cảnh vật đang đổi khác. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 2 2017 lúc 15:49

Chỉ còn ba ngày nữa là hết một năm, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng để bước sang năm mới. Những ngày này. quê hương em sôi động hẳn lên. Ai cũng muôn ra chợ để mua sắm. chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Em cũng được đi chợ Tết cùng mẹ.

Phiên chợ Tết đông vui, kẻ mua người bán tấp nập, quần áo đủ màu sặc sỡ như một vườn hoa di động. Khu chợ này em đã đến nhiều lần nhưng lần này trông thật sầm uất. Diện tích khu chợ như rộng hơn bởi những sạp hàng mới dựng lên ở đầu cổng. Nơi ấy, hàng loạt quầy bán trái cây tiếp nối nhau. Trái cây đủ loại, nhiều nhất là dưa hấu, xoài cát và cam sành. Những quả dưa to như quả bóng, ước chừng bảy, tám kí được xếp từng hàng, từng lớp. Dưa tươi xanh, bóng mượt ai cũng thích. Không chỉ có dưa, xoài, cam, bưởi cũng thật tươi, chín thật mọng.

Những quả xoài cát chín vàng, tỏa một mùi thơm ngọt lịm... Kế tiếp hàng trái cây là gian hàng bán hoa vải với các loại hoa mới lạ, màu sắc sặc sỡ. Cách đó không xa là khu bán hoa tươi. Nào cúc, hồng, tulip đang tỏa ngát hương thơm và khoe sắc thắm. Hoa đồng tiền, lay ơn đang hé nở, xòe những cánh nhỏ mịn màng như nhung, như lựa. Đi sâu vào trong chợ là những quầy hàng bánh kẹo, mứt Tết trông hấp dẫn. Thứ gì cũng ngon, loại nào cũng đẹp.

Các chị bán hàng thoăn thoắt gói, xếp, cân, đong, sôi nổi chào mời. Cạnh quầy bánh kẹo là quầy hàng khô, những thúng nếp thơm lựng, những thúng đậu đầy ắp. Tất cả đều chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền sắp đến. Em cứ theo chân mẹ, tha hồ mà ngắm nhìn. Mẹ cùng em đến hàng thực phẩm. Thật là thích với các loại cá tươi roi rói. Nào cá thu, cá ngừ, cá nục nằm la liệt trên quầy. Đi hết hàng cá là đến hàng rau. Đủ loại rau xanh, loại nào cũng tươi ngon, bóng bẩy. Phía dưới hàng rau là hàng gà vịt. Những chú gà trông mào đỏ chót như cục tiết, lông sặc sỡ, chân vàng óng trông thật đẹp mã. Ai cũng trầm trồ. Tiếng gà oác, tiếng vịt kêu cùng với tiếng hỏi đáp, chào, mời của con người đã làm cho khu chợ càng thêm náo nhiệt. Nhưng đông vui hơn cả là quầy hàng quần, áo, mũ, nón, và giày dép.

Người mua thật đông, những gian hàng đầy ắp, đủ màu sắc, đủ chất liệu. Người mua, người bán lon xon. Đi hết hàng quần áo là qua hàng tranh lụa. Những bức tranh dân gian thật đẹp, thật ý nghĩa. Nào là tranh chú ếch xanh ngồi trên lá khoai nước trông ngộ nghĩnh, nào là tranh chú bé ngồi trên lưng trâu ung dung thổi sáo, nào là tranh lợn ráy, tranh đàn gà. Bức tranh nào cũng đẹp, cũng có duyên.

Những bức tranh ấy đều thể hiện phong cảnh của làng quê thanh bình, trù phú. Em cứ mải ngắm tranh, ngắm cảnh chợ Tết mà quên cả mẹ đằng kia đang đứng đợi.

Chợ vẫn cứ đông vui, nhộn nhịp không ngừng. Cảnh vật như tươi đẹp hơn, mới mẻ hơn. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 15:51

Chỉ còn ba ngày nữa, bánh xe của thời gian sẽ chấm vạch ranh giới cuối cùng của một năm. Những ngày này khắp cả làng quê, phố phường không khí như sôi động hắn lên. Ai cũng muốn ra chợ để mua sắm một vài thứ gì đó chuẩn bị cho cái tết cổ truyền của dân tộc. Em được mẹ cho đi theo chơi chợ tết.

Phiên chợ tết thật đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi, quần áo đủ màu sắc sặc sỡ như một dòng hoa di động. Diện tích khu chợ hình như được dãn nở ra bởi những sạp mới dựng lên ngoài khu chợ cũ. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt quầy bán dưa hấu kế tiếp mọc lên, xếp hàng hàng, lớp lớp. Những quả dưa màu xanh đậm to như quả bóng đá, ước chừng bảy tám kí được xếp bày hàng chào khách. Những tia nắng chiếu xuống làm cho màu xanh của những quả dưa thêm xanh bóng. Có những quả bổ làm đôi được bọc trong tờ giấy bóng thắm hồng lên, trông thật thích mắt.

Kế tiếp là những gian hàng bán hoa vải với đủ các loại hoa màu sặc sỡ. Những cành hồng, chậu lan, khóm cúc, thược dược, phù dung… đủ màu sắc, đến gần mà cứ ngỡ là hoa thật. Ở những gian hàng này, người ra vào đông nghịt. Tiếng cười, tiếng nói râm ran. Cách đó không xa là khu bán hoa thật. Hương thơm quyện vào nhau lan tỏa cả một góc chợ. Đắt tiền nhất là mấy chậu kiểng được đặt ngay hàng thẳng lối. Có mấy vị khách ăn mặc sang trọng cứ quay qua, quay lại ngắm nhìn mấy hàng kiểng trưng bày, xuýt xoa khen đẹp, vẻ tần ngần chưa chịu rời xa. Một số người đi bán mai lăng xăng chào mời. Hết chạy đến chỗ này, họ lại vòng sang chỗ khác. Những cành mai vàng, to nhỏ đủ cỡ, có cành thấy toàn nụ, là nụ không một chiếc lá xen vào, chắc là mồng một tết sẽ trổ hoa. Xinh nhất là mấy bó hoa đồng tiền đò tươi, xòe cánh trông như những bàn tay nhỏ xíu của trẻ thơ, rồi hoa cúc vàng, thược dược cánh sen, hoa lay ơn, phù dung, hướng dương, cẩm chướng… Quả là một rừng hoa đang khoe sắc dưới trời xuân.

Đi sâu vào chợ là những quầy hàng tết với đủ các thứ hàng. Thứ gì cũng đẹp, cũng ngon, cũng ưa nhìn, thật là hấp dẫn. Các chị bán hàng miệng chào mời liến thoắng, tay lấy hàng nhanh thoăn thoắt: gói, xếp, cân đong… sôi nổi như ngày hội thi tay nghề. Cạnh các quầy hàng bánh kẹo là chiếc xe bán tranh tết. Trên xe treo rất nhiều các loại tranh đủ màu sặc sỡ. Những câu đối tết nền đỏ chữ vàng có in hoa văn làm nổi bật những ô chữ với những nét viết kiểu cách đẹp mắt. Kia là tranh dân gian chú ếch ngồi trên mặt lá khoai té nước trông thật ngộ nghĩnh. Và kia nữa là chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, hai chân đung đưa theo bước chân trâu và điệu nhạc đủng đỉnh trên đường làng. Tết đến, hình như nhà nào cũng đi sắm tết, có khi một ngày họ phải đi chợ đến vài lượt. Lúc thì mua mấy quả dưa, lúc thì đi sắm đồ áo mới, giày dép cho trẻ thơ, vì vậy mà những phiên chợ tết bao giờ cũng đông khách.

Về trưa, chợ càng đông vui tấp nập, y như một ngày hội. Tiếng người, tiếng động cơ xe cộ hòa vào nhau tạo nên một âm thanh náo nhiệt, ồn ã. Tết đã đến rất gần.

Trên đường trở về với mẹ, em như muốn nán lại thêm chút nữa để ngắm cảnh tượng đông vui khi xuân về, tết đến. Hai bên đường, cảnh vật đang đổi khác. Tất cả như đang trút bỏ những gì cũ kĩ trong năm để đón lấy sức sống đang rạo rực của một mùa xuân mới.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 15:52

Về những phong tục tập quán ngày Tết, ở quê thường thể hiện rõ nhất. Trước Tết, nhà nào cũng sửa sang, quét dọn sạch đẹp để đón năm mới. Chiều 30 Tết, dù lạnh đến mấy mọi người cũng phải tắm gội sạch sẽ. Và trong ba ngày Tết ở quê, mọi nhà đều mở cửa suốt ngày cho khí xuân ùa vào, tất cả các ngóc ngách từ giường tủ, bàn ghế đều sáng bừng.
Đầu năm mới, dân quê luôn có phong tục treo tranh Tết với những hình ảnh sinh động, vừa để trang trí trong ba ngày xuân vừa mong ước quanh năm an lành, phát đạt. Mỗi bức tranh gửi gắm rất nhiều ước mơ cao đẹp. Thường thấy là tranh Mẹ con đàn gà lợn, quả lựu, bông sen thể hiện niềm vui đông con nhiều cháu, sự đầm ấm, sum vầy; Chăn trâu thả diều thổi sáo lại nói về niềm vui của tuổi thơ ngây, hồn nhiên; Hứng dừa ca ngợi tình yêu, sự cho nhận vô tư và trẻ trung; Đám cưới chuột miêu tả ngày vinh quy tưng bừng; Thầy đồ cóc phản ánh truyền thống hiếu học; Cá hóa rồng, quan trạng về làng, cuốn thư ngụ ý thăng tiến, đỗ đạt; Gà trống cho năm đức tính quý: văn, vũ, nhân, dũng, tín; Con ngựa, con hổ cho phẩm chất mạnh mẽ, can đảm, thông minh; Quả đào, con hạc, bầy hươu đem lại sự sống lâu.
Rồi những tranh múa rồng, đấu vật, đánh đu, thả diều, bơi chải, bịt mắt bắt dê,… thể hiện vẻ thanh bình, trữ tình, trù phú của làng quê. Người dân cũng thích treo những từ ngữ, chữ viết ghi trên giấy đỏ có ý nghĩa an lành. Chẳng hạn năm chữ ngũ phúc lâm môn: Phúc Lộc Thọ Khang Ninh hoặc Phúc Lộc Thọ Hỷ Tài… Chữ Phúc ngụ ý cho gia đình nhiều con cháu, hạnh phúc; Lộc là danh chức, quyền tước; Thọ: sống lâu; Khang: sức khỏe; Hỷ: niềm vui; Ninh: bình an và Tài: tiền bạc. Ngoài ra là những chữ thể hiện cốt cách nam nhi như Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín và nữ nhi Công Dung Ngôn Hạnh… Và những lời hay ý đẹp, những câu đối cũng được trưng dụng trong những ngày Tết, cho thấy rõ lối sống văn hóa, bác học.
Nhiều nhà còn trưng bày tượng và thờ cúng Thổ Địa, thần Tài - hai vị thần bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn và tiền bạc, hay ba vị thần cai quản số mệnh con người - Phúc Lộc Thọ. Thường thì những vị này đều được đặt ở trên cao, sâu trong nhà như để gìn giữ mãi niềm vui, hạnh phúc, bổng lộc, danh vọng và tuổi thọ.
Từ ngày 23 tháng Chạp trở đi, khắp các vùng quê nơi nào cũng sôi động những phiên chợ Tết. Chợ quê ngày thường khá vắng, buôn bán những đồ lặt vặt nhưng giờ đây bỗng nhiên náo nhiệt, mọi ngóc ngách đều trưng bày các loại hàng hóa, thực phẩm…. Vì sức cuốn hút của những sản phẩm đa dạng, người dân tứ xứ đều đổ về hội họp. Người mua gạo, kẻ mua mắm muối, tiêu đường, thịt cá, hàng khô hoặc dao kéo, bát đĩa, xoong nồi cùng nhiều thứ thiết yếu cho ba ngày Tết. Trẻ con cũng được ông bà, cha mẹ dắt đi chợ, cho ăn món ngon, mua áo đẹp. Ai nấy đều cố gắng sắm sửa với niềm tin đầu xuân trong nhà có mọi thứ thì cả năm sẽ no ấm, sung túc.
Niềm mong ước ấy thể hiện rất rõ trong tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm mua muối để cuộc sống thêm đậm đà và cuối năm mua vôi để ông bình vôi, vị thần giữ của luôn khỏe mạnh. Với ý nghĩa tương tự, mong ước cho của cải nhiều như nước, cuối năm mọi nhà tự gánh nước hoặc thuê gánh nước đổ đầy các chum vại. Nhiều ao hồ, giếng nước trong làng ngày thường đã chộn rộn, áp tết càng tíu tít người dân gánh gồng, tắm gột, chuyện trò.
Cũng với niềm tin trong trời đất có linh khí, trên cao là thần tiên dưới thấp là ma quỷ chi phối dân gian, vào thời điểm cuối đông đầu xuân khi sắp bước sang năm mới, người dân quê thường cúng tế các vị thần như cúng thần bếp, thần lúa, thần nước, gia súc, vật dụng - những nhu yếu gần gũi thường nhật để cầu mong người an vật thịnh, gia cảnh khá giả, thuận đường vợ con, công việc.
Đặc biệt, ở quê, người dân rất coi trọng việc thờ cúng ông Táo hay thần bếp, vị thần trông coi nhà cửa, bếp núc. Thông thường, cứ đến ngày ông Táo về chầu trời tức ngày 23 tháng Chạp, mọi người lại viết sớ Táo quân, làm bữa cơm tiễn đưa. Trong đồ lễ, bao giờ cũng có một con cá chép bơi lội để ông Táo cưỡi lên Thiên đình. Nhiều nhà xem từ ngày ông Táo về trời đến khi trở lại là ngày nghỉ của gia tộc và Tết của cộng đồng.
Người quê thường đón Tết từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng bảy tháng giêng âm lịch, mà trọng điểm là mồng một, mồng hai, mồng ba, được coi là ba ngày vui nhất đầu năm mới. Tuy vắng ông Táo song gian bếp quê luôn đỏ lửa, một phần bởi dân quê không mấy dụi tắt bếp và cũng để tạo không khí xuân ấm cúng.
Bên cạnh đó, để tri ân, tưởng nhớ tổ tiên, từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp, người quê đều đi thăm mộ ông bà, cha mẹ, cung kính mời các vị tổ tiên về ăn tết.
Theo quan niệm dân gian, cuối năm cũng là thời điểm ma quỷ, cô hồn lai vãng quấy nhiễu, bởi vậy, người dân thường dựng một cây nêu bằng tre cao vút treo cờ ngũ sắc hoặc một mảnh vải vàng là tượng trưng của áo cà sa nhà Phật, cùng những chiếc khánh, chuông, nỏ, lá dứa nhằm xua đuổi ma tà. Hiện nay, số người trồng cây nêu tại nhà ít dần, và họ trồng chung một cây nêu cho cả làng tại sân đình hay chùa.
Cũng là việc thờ cúng, mâm ngũ quả không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên, với năm thứ quả tượng trưng cho ngũ hành bát quái, sự đủ đầy, rực rỡ và thơm tho. Tùy điều kiện mâm quả có chuối, bưởi, cam, quýt, hồng, dưa hấu, na, táo, dừa... nhưng đều là quả tươi ngon, còn cuống, lá và tỏa hương. Mâm quả luôn hội tụ năm màu sắc là xanh, hồng, đỏ, tím, vàng tạo cho gian thờ vẻ ấm áp, tươi vui. Màu xanh và hồng được tin sẽ đem tới sinh lực, sự trẻ trung, khỏe khoắn cho gia chủ; màu đỏ và vàng cho phú quý, tiền tài và màu nâu, tím cho cuộc sống an nhàn, tĩnh tại cùng những đức tính trung thành, giản dị, chịu thương chịu khó.
Còn đối với mâm cỗ giao thừa, lúc nào cũng phải có một con gà trống mỏ ngậm bông hồng đỏ hay quả ớt đỏ tươi đặt cạnh mấy cặp bánh chưng, một đĩa xôi gấc, một chiếc chân giò, rồi oản quả, cau trầu, mứt, kẹo, rượu, chè, thuốc, gạo, muối…, lá sớ, vàng mã và một bộ mũ áo cho đại vương hành khiển - vị thiên tướng được trời cử xuống giám sát dân gian trong năm mới.
Không như ở thành thị, ở quê vào dịp Tết phần lớn mọi nhà đều tự nấu nướng chế biến các món ăn, điển hình là việc gói bánh chưng. Ngồi canh nồi bánh bên bếp lửa đêm xuân đã là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời cho thấy tính đoàn kết, hòa thuận, chung vui của người dân. Ngoài bánh chưng, còn có bánh dày, bánh giò, bánh bò,… Những thứ bánh này đều được dâng lên tổ tiên, bởi đây là sản vật có ý nghĩa linh thiêng nhất theo truyền thống cúng trời đất. Bên cạnh đó, người quê cũng tự làm các loại mứt, kẹo, ô mai...
Ở quê, bữa cơm tất niên rất quan trọng. Cả năm dù đi đâu xa, song đến Tết ai cũng đều cố gắng về với gia đình, để quây quần bên mâm cơm tất niên, đón chờ giờ khắc giao thừa. Đến khi đồng hồ gõ đủ 12 tiếng, mọi nhà đồng loạt thắp hương để cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thịnh vượng.
Vào thời khắc này, nhằm đem dòng không khí xuân và cát vận vào trong nhà, người quê có tục xông đất. Người ta mời những người tốt đến thăm gia đình đầu năm. Việc mời này rất nghiêm ngặt, phải kiêng những người có bản mệnh xung khắc với gia đình họ. Nếu mời người trẻ thì người này cần còn đủ cả vợ chồng, con cái, có quý tử khôi ngô nhanh nhẹn, gia cảnh khá giả, yên lành. Nếu là người có tuổi thì tính nết điềm đạm, hòa nhã, đức độ…. Nếu không vừa ý ai, nhiều người sẽ tự xông lấy hoặc cho đứa con ngoan, giỏi, xinh xắn nhất đi ra ngoài một vòng rồi trở vào nhà. Nhân việc xông nhà, trai gái làng thường đi chơi đêm xuân, hái lộc cho khí huyết giao hòa với hơi sương phe phất đọng trên da thịt, cảm thấy tươi trẻ, yêu đời và chính họ sẽ đem khí xuân linh tụ về trong gia đình.
Vì ý nghĩ những gì xảy ra trong ngày Tết sẽ xảy ra cả năm nên từ giờ phút giao thừa, ai nấy đều kiêng nói nặng lời; kiêng nhăn nhó, phụng phịu; kiêng đánh chửi, đánh vỡ bát đĩa, kiêng va vấp; kiêng quét nhà và đổ rác; kiêng mặc áo trắng, áo ngắn quần cộc; kiêng ăn thịt vịt và các loại côn trùng…
Dân gian thường có câu “mồng một tết cha, mồng hai tết chú, mồng ba tết thầy”, bởi vây, sáng mồng một, sau bữa cơm đầu xuân, từ người già tới trẻ nhỏ đều ăn mặc sạch đẹp, diện đồ mới để đi chúc tết gia đình, họ hàng thân thích hay đi lễ chùa cầu may. Việc xuất hành đầu năm này cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Bản thân mỗi người thường tự chọn cho mình những thời khắc thích hợp, xem đó là giờ phút may mắn cho việc đi lại của cả năm. Đối với người có nghiệp văn chương thì mùng một cũng thường được chọn để khai bút.
Ngoài chúc Tết người thân, mọi người còn chúc Tết bà con láng giềng. Người ta chúc nhau những câu nói hết sức ngọt ngào, ý nghĩa. Với trẻ em ngoài lời chúc ăn nhanh, chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi thì người lớn còn cho trẻ một chút tiền lì xì với hy vọng điều đó sẽ mang lại may mắn.
Vào dịp Tết, ở quê diễn ra rất nhiều lễ hội và trò chơi. Tại đây có sự góp mặt của đông đủ trẻ già lớn bé. Trong khi các cụ ông thích ngồi chơi bài đầu xuân, đánh cờ người, cờ thế thì thanh niên tham gia đấu vật, chọi gà, leo cột mỡ, kéo co, pháo đất, bơi chải, thanh nữ thi thổi cơm, thêu thùa, đan lát, trẻ con xem đánh đáo, đập niêu, bập bênh…
Tại những nơi trưng bày ẩm thực, các bà ngồi bổ cau, tiêm trầu, các ông thưởng trà xem hoa nở, thanh niên uống rượu đào. Ở một số làng văn nghệ có truyền thống ra đình hát, đầu tiên hát mừng Đảng, mừng xuân, sau đó hát chuyện làng, chuyện nhà và đôi lứa. Khi biểu diễn, đều mặc trang phục cổ truyền: người già diện áo nâu, áo cánh cổ tròn, thanh niên mặc áo the, đóng khăn xếp, nữ giới vận áo tứ thân, che nón quai thao.
Coi trọng mùa màng nên từ mồng hai trở đi, nhiều nông dân đã có thói quen ra thăm đồng lúa và những ruộng rau đang lên xanh. Đến mồng bốn, mọi người tụ họp tại đình dâng hương cầu mùa và tưởng nhớ công ơn của các vị tiền bối dựng làng hay khởi nghề. Mọi nhà cúng tế liên miên cho đến tận mồng bảy Tết.

Lưu Hạ Vy
3 tháng 2 2017 lúc 19:29

Mùa xuân sắp đến rồi! Cả phố em tấp nập trong khung cảnh ngày tết. Khắp phố phường, người người lũ lượt kéo nhau đi sắm sửa, chuẩn bị đón chào năm mới.

Trên đường phố, các quầy hàng buôn bán tấp nập. Ai ai cùng mặc những bộ quần áo đủ màu rực rỡ, trông giống như cả một vườn hoa khổng lồ đang di chuyển. Hôm nay là ngày 28 Tết, em theo mẹ đi chợ. Nhìn hai bên đường, không khí đón xuân đã tưng bừng nhộn nhịp. Ánh nắng vàng buổi sáng trải xuống đám cỏ non dính đầy sương mai bên vệ đường làm cho nó long lanh như những hạt kim cương, ở các hiệu may, mọi người ra vào tấp nập. Tiếng cười nói ồn ào làm cho không khí nhộn nhịp càng tăng thêm. Tại một điểm bán hoa, người ta xúm đông lại xem rồi trầm trồ khen không ngớt. Những bông hồng nhung đang nở hoa như muốn phô bày sắc đẹp. Các loài cây khác như cúc, lay ơn, hướng dương, thược dược… chen nhau khoe nụ, khoe hoa. Cây đào với những bông hoa phô màu hồng tí xíu như đang chúm chím cười. Tất cả, tất cả như muốn phô sắc với mọi người về vẻ đẹp đặc biệt của chúng. Những quầy hàng bán đồ tết đông cứng người, vẻ mặt ai cũng vui tươi, hào hứng. Trên tủ kính, các thứ mứt, bánh, kẹo, hạt dưa… được trưng bày trong các lọ thủy tinh đẹp mắt. Những chú gà, vịt bị cột chân xách ngược, giương đôi mắt nhỏ như hạt cườm ngơ ngác nhìn trời, nhìn đất rồi kêu đồng loạt quang quác đòi trả tự do.

Mùa xuân đã về trên quê hương em, mùa xuân làm cho cây cối, mọi vật đều cựa mình vươn dậy, vui mừng đón xuân sang.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thùy Dung
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Tú Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Trần Khắc Nguyên Bảo
Xem chi tiết
vi pham
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Trà
Xem chi tiết