Đây :))
- Phương Đông :
Những nền văn minh cổ kính đó xuất hiện trên lưu vực những con sông lớn như sông Nin (Ai Cập), Ti-ríts và Êu-phra-tét (Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)…
Lưu vực các con sông nói trên là những vùng đồng bằng phì nhiêu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Khí hậu ấm áp, nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ, dễ canh tác đã làm cho các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển nông nghiệp một cách thuận lợi.
Người phương Đông cổ đại sống trên lưu vực các con sông từ thời nguyên thủy, sớm đã phát hiện và sử dụng (lợi dụng) những thuận lợi đó để phát triển trong sản xuất. Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện các giai cấp và nhà nước.
- Phương Tây :
Từ cuối thế kỉ XI do hàng hàng thủ công sản xuất ra càng ngày càng nhiều, 1 số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến nhưng nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó, họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại
Giữa thế kỉ XV, đã có nhưng cuộc phát kiến lớn về địa lí. Nhờ đó đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp ở châu Âu phát triển (do tìm con đường biển để đến sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông khác).
Vào thời kì Văn hóa Phục Hưng (thế kỉ XIV-XVII) đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta còn gọi là ''những con người khổng lồ''. VD : Ph. Ra-bơ-le là nhà văn, nhà y học; R. Đê-các-tơ nhà toán học và nhà triết học xuất sắc; Lê-ô-na đơ Vanh-xi họa sĩ đồng thời là kĩ sư nổi tiếng;...v..v.....