Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

datcoder

Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi.

Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như thế nào?

- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

datcoder
12 tháng 7 lúc 17:11

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được cấu trúc như sau:

+ Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành.

+ Hiến pháp chia thành các Bộ Luật, Luật và Nghị quyết.

+ Bộ Luật sẽ đưa ra các pháp lệnh, Luật sẽ đưa ra các Nghị quyết, Nghị quyết sẽ có những Nghị quyết liên tịch.

+ Tất cả các pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch đều được Chủ tịch nước đưa ra thành lệnh hoặc quyết định và được Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận thành các Quyết định rồi được Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao đưa ra dưới dạng Nghị quyết.

+ Nghị quyết này được phổ biến thành các Thông tư do các cơ quan có thẩm quyền thông qua.

+ Tất cả các Thông tư này sẽ được Hội đồng nhân dân các cấp thông qua và tiếp nhận thành những Nghị quyết và Quyết định.

- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

- Phân biệt:

Tiêu chí

Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản áp dụng pháp luật

Khái niệm

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Thẩm quyền ban hành

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.

Nội dung ban hành

- Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

- Chứa quy tắc xử sự riêng.

- Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

- Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.

Tên gọi

- Có quy định các hình thức.

- Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện.

Phạm vi áp dụng

- Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

- Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản

Cơ sở ban hành

- Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật.

- Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

Thời gian có hiệu lực

 - Lâu dài.

- Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.