“Đám cưới chuột” chính là bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng được xếp hạng hàng đầu. Bức tranh ngụ ý như lời cảnh báo, nhắc nhở và răn dạy những người có chức có quyền nên sống sao cho phải đạo. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở động viên đầy tính nhân văn, hiện thực. Là lời răn dạy cho các thế hệ trẻ trong gia đình biết đối nhân xử thế.
“Vinh Quy Bái Tổ” là tên một bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa mà còn cho cha mẹ họ hàng, làng xóm, thầy dạy. Là lúc tân khoa tỏ bày lòng biết ơn của mình theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
Cặp tranh Vinh hoa – Phú Quý là bức tranh Đông Hồ mang ý nghĩa sâu sắc với mục đích chúc tụng, cầu may cho gia đình.Gia đình có đầy đủ “vinh hoa – phú quý” đồng nghĩa với gia đình đông con, nhiều cháu. Bên cạnh đó, bức tranh còn mang hàm ý chúc cho gia đình có con cái thì phải đầy đủ cả nếp lẫn tẻ. Tức có trai, có gái như vậy mới tròn đầy.
Chăn Trâu Thổi Sáo hay còn gọi là tranh “Mục đồng thổi sáo” cho thấy sự thanh bình an lạc trong cuộc sống. Bức tranh thể hiện sự bình yên của nơi chốn làng quê mà ai ai cũng mong muốn. Bức tranh còn là sự khích lệ con cái ngoan ngoãn, nghe lời, biết giúp đỡ cha mẹ như chú bé trong tranh vừa biết chăn trâu vừa có thể thổi sáo. Mục đồng thổi sáo là một cậu bé ngoan vừa có tài lại giúp đỡ gia đình cha mẹ. Vì thế mục đồng thổi sáo khi được treo trong gia đình ngụ ý khích lệ, mong muốn con cái ngoan ngoãn, nghe lời.