Anh/chị hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm kể lại câu chuyện cuộc đời mình từ khi trở thành hoàng hậu với một kết thúc khác với bản kể trong SGK Ngữ Văn 10 Mn giúp em vs ak ^^
kể lại câu chuyện an dương vương bà MC TT từ khi triệu đà cầu hòa đến hết truyện hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học lịch sử được rút ra
Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.
giúp em bài này ạ!em sắp nộp r
kể lại một câu chuyện về bản thân em sau 10 năm nữa(chú ý là 1 câu chuyện nha mọi người ,không phải là cái chuyện tôi lập gia đình đâu ạ!)
em xin cảm ơn!
Anh/chị hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm kể lại câu chuyện cuộc đời mình từ khi trở thành hoàng hậu với một kết thúc khác với bản kể trong SGK Ngữ Văn 10
Mọi người giúp em bài này được không ạ. Em cảm ơn nhiều ☺☺
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" Em hóa đá ở trong truyền thuyết. Cho bao cô gái sau em. Không còn phải hóa đá trong đời. Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc. Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc. Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay"
Câu 1: Câu thơ : Em hóa đá ở trong truyền thuyết liện tưởng đến chi tiết nào trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy? "Em" là nhân vật nào trong truyền thuyết
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuậ đó
Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 2 câu thơ :" Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc."
Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 từ về hành động chống dịch Covid-19 của chính quyền và nhân dân tỉnh quảng ninh trong những ngày qua? Để góp một phần công sức vào công tác chống dịch lại dịch bệnh, theo em mình phải làm gì?
Tuổi thơ chân đất đầu trần từ trong lấm lánh em thầm lớn lên bây giờ xinh đẹp là em em ra thành phố dần quên một thời Em hiểu như thế nào về câu thơ trên?
“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.
Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.
Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.
Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.
(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng.
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi.
Câu 2. (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người. Bằng hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017), anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Từ đó, anh/ chị liên hệ với tình huống Chí Phèo gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để nhận xét về giá trị nhân đạo hai nhà văn gửi gắm qua hai tình huống truyện này
Nhan đề của đoạn văn , Nội dung chính của đoạn văn .
I- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho
một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao
nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng
lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh…
Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.
( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa – Thông tin, 1990)
a. Đoạn văn giải thích điều gì?
b. Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn.
c. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?