Ph. Ma-gien-lan xuất phát từ cảng Li-xbon vào năm 1519. Ông đã đi qua điểm cực nam Nam Mĩ và vượt Thái Bình Dương. Sau đó ông đến Phi-lip-pin. Ông vượt tiếp Ấn Độ Dương và đến diểm cực nam châu Phi.
Ngày 20/09/1519, một hạm đội gồm 5 chiếc thuyền nhỏ đã rời cảng Xê- vi thuộc Tây Ban Nha.
Đó là những thuyền Xan-an-tô-ni-ô, Tri-ni-đát, Vích-to-ni-a, Côn-xep-xi-ôn và Xan-ti-a-gô. Trong số 239 người sĩ quan và thủy thủ đã tham gia vào cuộc du hành đó chỉ có ít người về được.
Hạm đội Tây Ban Nha ấy do đô đốc Ma-gien-lan chỉ huy. Ma-gien-lan vốn không phải là người Tây Ban Nha mà là người Bồ Đào Nha, làm cuộc du hành Ma-gien-lan đã đặt ra một nhiệm vụ rất khó: tìm ra con đường nối liền Đại Tây Dương nối liền với Thái Bình Dương.
Ban hãy nhìn vào bản đồ, bạn sẽ thấy châu Mỹ, một lục địa rộng lớn, kéo dài từ những tảng băng hiểm hốc cùa Bắc Băng Dương cho đến những vùng nước lạnh giá của Nam Cực. Đó là một trở ngại lớn ngăn cách Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ở thời Ma-gien-lan người ta đã khám phá ra những vùng biển phia tây của châu Mỹ gọi là biển lớn phương Nam.
Trước Ma-gien-lan đã có nhiều nhà du hành tìm cách đi vào vùng biển chưa biết này, nhưng họ đều vấp phải bờ biển châu Mỹ hoặc miền gần xích đạo, hoặc ở phía Bắc hoặc ở phía Nam. Do những thất bại đó mà đã có ý kiến cho rằng không thể đi từ Đại Tây Dương đến biển lớn phương Nam được.
Ma-gien-lan không đồng ý với điều đó và tin chắc chắn rằng ở phía Nam của Nam Mỹ sẽ có một eo biển nối liền hai đại dương. Nếu người ta cung cấp cho ông người và thuyền thì ông xin đảm nhiệm việc tìm ra eo biển đó.
Ở Bồ Đào Nha, ông đã vận động cho việc đó được mấy năm trời, nhưng không thành công. Ông đã rời đất nước để sang Tây Ban Nha. Ở đây ông đã được người ta nghe theo và phong ông làm đô đốc chỉ huy một hạm đội.
Đó là những lý do mà Ma-gien-lan, người Bồ Đào Nha, đã trở thành chỉ huy một hạm đội Tây Ban Nha trong cuộc thám hiểm xa xôi thế kia mà từ trước đến bấy giờ chưa có ai thực hiện.
Ma-gien-lan đã trả giá rất đắt đối với những lời hứa hẹn phong chức tước và ban thưởng của nhà vua khi chuyến đi thành công. Theo những điều ký kết với vua Tây Ban Nha ông sẽ được phong làm toàn quyền ở tất cả các đất đai sẽ tìm thấy và được hưởng một phần hai mươi những lợi tức sẽ thu được trên những đất đai ấy.
Những người lái buôn mang hàng từ phương Đông về lúc nào cũng bị những cơn bão tố đe doạ, những bọn cướp biển và cướp đường giết hại; họ còn phải nộp cống rất nặng cho chính quyền của các nước mà họ đi qua. Mặt khác, cuộc hành trình từ châu Âu sang phương Đông thường kéo dài 20 hay 30 năm. Bạn hãy nhớ lại các chuyến đi của Mác- cô Pô- lô hay A-pha-na-xi Ni-ki- tin.
Sau khi người Thổ chiếm đóng Côn – stan- ti- nốp năm 1453, thì những cuộc hành trình sang phương Đông trở nên khó khăn, hầu như không thể thực hiện được.
Đó là lí do làm cho một nắm hồ tiêu ở châu Âu đắt hơn một thùng hồ tiêu ở Mã- lai.
Những nhà giàu có Tây Ban Nha giúp cho Ma – gien- lan tổ chức cuộc thám hiểm chỉ vì họ mong muốn Ma – gien- lan tìm được một con đường ít nguy hiểm và ngắn hơn để đến Mô –luy –cơ “quần đảo hương liệu”. Hơn nữa họ còn hy vọng sẽ chiếm được những đảo ấy.
Hạm đội của Ma – gien- lan trên đường đến bờ biển châu Mỹ không gặp phải trở ngại gì lớn, mặc dù các thuyền trưởng Tây Ban Nha của các thuyền Xan-an-tô-ni-ô, Côn-xốp-xi-ô và Vích- to-ri-a luôn luôn gây sự với Ma – gien- lan và cố gieo những nỗi bất hoà giữa các thuỷ thủ chủng tộc khác nhau.
Nhưng khi đến bờ biển châu Mỹ mới bắt đầu thấy sự khó khăn. Ma – gien- lan ướt đoán rằng giữa hai đại dương phải có một eo biển, nhưng ông không biết chính xác vị trí của nó. Bở vậy, phải đi thám hiểm tất cả các vịnh lớn nhỏ để tìm ra cái eo biển bí mật và mong ước ấy.
Việc này đã làm mất nhiều thời gian quý báu. Lúc bấy giờ mùa đông sắp sửa đến, mùa đông ác nghiệp và rét mướt của Nam bán cầu.
Đã đếnn lúc Ma – gien- lan hiểu rằng nếu cứ tiếp tục cuộc hành trình thì thật là điên rồ, vì tất cả sẽ bị chìm đắm trong những cơn bão dữ dội thường hoành hành về mùa đông ở những khu vực đó. Năm thuyền đều bỏ neo trong một vịnh biển kín gió; đây là một trong những nơi sâu thẳm nhất của thế giới. Từng đợt sóng xám lạnh vỗ vào mạn thuyền. không có một bóng cây, không một ngọn cỏ trên bờ biển vắng tanh. Ngay cả những chim chóc, vì sợ mùa đông, đều lánh xa nơi buồn tẻ và vắng vẻ này. Tất cả thuỷ chung đều sầu não vì đô đốc Ma – gien- lan ra lệnh giảm khẩu phần: ông sợ thiếu lương thực để tiếp tục cuộc du hành.
Những thuyền trưởng xấu bụng liền lợi dụng tâm trạng đó của các thuỷ thủ và xúi dục họ nổi loạn. Ma – gien- lan đã dẹp yên cuộc nổi loạn ấy và nghiêm trị những kẻ cầm đầu. Không còn ai dám công khai chống cự ông nữa, nhưng mối căm thù của những sĩ quan Tây Ban Nha lại càng ngấm ngầm và tăng lên.
Sau 5 tháng trời nặng nề tránh rét, hạm đội lại tiếp tục tiến về phương Nam để đi tìm eo biển bí mật. Lúc ấy đã vào cuối mùa đông, nhưng những tai hoạ vẫn chưa hết. Thuyền xan-ti-a-gô là chiếc thuyền đi nhanh nhất đã bị đắm trong khi đi trinh sát. Một cơn bão đã xô mạnh thuyền vào bờ biển và đánh nó vỡ tung. Nhưng tất cả mọi người trên thuyền đều thoát nạn và được phân phối sang các thuyền còn lại.
Nhưng cuối sung ngày thắng lợi mà mọi người mong chờ đã đến, họ đã tìm thấy phía sau mũi đất cao có một vịnh ảm đạm ăn sau trong lục địa với nước đen xẩm và sóng dữ dội.
Ta có thể hình dung được nổi sung sướng của Ma – gien- lan lúc bấy giờ. Không phải vô ích mà ông đã vượt bao khó khăn, chịu đựng bao thiếu thốn… điều dự đoán của ông đã được xác minh, eo biển có thật và ông đã tìm thấy nó.
Về sau, eo biển đó mang tên Ma – gien- lan để tưởng nhớ đến nhà đi biển nổi tiếng. Bạn có thể tìm thấy tên eo biển đó trên bản đồ Nam Mỹ.
Bốn chiếc thuyền còn lại hết sức thận trọng và chậm rãi tiếp tục cuộc hành trình.
Hạm đội Ma – gien- lan phải mất một tháng mới vượt qua eo biển vừa tìm thấy. và cuối cùng “cửa mở” vào một đại dương mới, mà người châu Âu chưa biết đã hiện ra trước mắt. Niềm vui sướng rất lớn đến nổi làm cho Ma – gien- lan vốn bản tính nghiêm nghị cũng không cầm được nước mắt.
Bây giờ cần phải mau chóng đi về hướng tây, tới những “quần đảo hương liệu”.
Nhưng khi sắp sửa thành công, nhà thám hiểm dũng cảm lại bị thêm một tại hoạ mới: một mưa phản suýt làm thất bại tất cả công cuộc của ông. Người thuyền phó thuyền Xan An-ni- ô đã xúi dục thuỷ thủ nổi loạn và bí mật đưa thuyền quay về Tây Ban Nha.
Kẻ phản bội đã làm cho Ma – gien- lan bị tổn thất nặng: thuyền Xan An-tô-ni-ô đã mang đi phần lớn dự trữ lương thực và loại lượng thực tốt, vì thuyền Xan An-tô-ni-ô có trọng tải lớn nhất nên đô đốc để trong đó lương thực dự trữ lúc trở về.
Ông chỉ còn có ba chiếc thuyền buồm và rất ít lương thực. Nhưng ông đã quả quyết rằng:
Chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình, dù phải ăn những miếng da bọc những trang bị trong thuyền!
Ngày 28/10/1520 hạm đội tiến vào vùng mênh mông của Thái Bình Dương mà chưa một thuyền của người châu Âu nào vượt qua.
Nếu Ma – gien- lan có thể biết trước được những khoảng cách rộng lớn mà ông phải vượt qua với những chiếc thuyền cũ và hư hỏng, có những cột buồm lung lay và những cánh buồm rách thì chưa chắc ông đã dám phiêu lưu mà thực hiện một cuộc du hành nguy hiểm như vậy. Nhưng ông không biết gì hết về điều đó.
Trước chuyến đi của Ma – gien- lan, người ta không ngờ rằng Trái đất lại to lớn như thế. Bởi vậy, đô đốc đã tưởng rằng muốn đi đến quần đảo Mô-luy-cơ chỉ vượt 3 hay 4 nghìn km. Nhưng sự thực là khoảng 18 nghìn km.
Đại dương mới đã đón tiếp những nhà du hành vào lúc thời tiết rất êm dịu: trời trong vắt không một đám mây, mặt trời ấm áp sưởi những thuỷ thủ đã bị giá rét trong một mùa đông dài, từng cơn gió nhẹ đẩy thuyền đi về phương tây. Vì thế, Ma – gien- lan đặt tên cho đại dương mới là Thái Bình Dương.
Nhưng sau này người ta mới rõ là đại dương này không luôn luôn trung thành với tên đó. Do diện tích mênh mông của nó, nên người ta đã đặt cho nó một tên khác. Vì thế, trên các bản đồ địa lí của một số nước nó thường có hai tên: Đại Dương Lớn hay Thái Bình Dương.
Máy tuần trôi qua, rồi một tháng, và một tháng nữa, nhưng trước mặt 3 chiếc thuyền buồm nhỏ, lúc nào cũng chỉ thấy đại dương mênh mông hùng vĩ.
Trên thuyền cảnh thiếu đói đã đến. Bấy giờ người ta mới biết rằng trong khi chuẩn bị cuộc du hành, nhưng kẻ thù của Ma – gien- lan đã đánh tráo mất nhiều hòm lương thực, đáng lý là bánh khô họ lại nhét đồ thối và hỏng vào. Khốn khổ thêm nữa là nạn chuột phá các hòm lương thực. Các thuỷ thủ bèn tổ chức những buổi săn chuột quyết liệt, và mỗi lần bắt được chuột lại là những bữa ăn tươi ngon lành.
Rượu vang dự trữ hết đã lâu, nước ngọt trong các thùng đã bị hỏng, mùi vị ghê tởm đến nổi mỗi lần uống người ta phải bịt mũi.
Rồi cuối cùng đã đến ngày mà nỗi linh cảm sầu thảm của Ma – gien- lan đã thành sự thực: những người đi biển đã phải ăn những miếng da bọc các trang bị trong thuyền. Để làm cho da mền, các thuỷ thủ phai ngâm nó mấy ngày trong nước biển rồi cắt nhỏ, nướng vào lửa rồi nuốt chững vì không thể nào nhai được. Mọi người đều bị đau ghê gớm trong dạ dày.
Tháng thứ ba trong cuộc du hành sắp hết, nhiều thuỷ thủ chết đói. Người chết phải vất xuống biển, biến thành mồi cho đàn cá mập hấu đói.
Mọi người đều khiếp sợ, họ linh cảm là mình sẽ chết ở nơi mênh mông vô tận này và không bao giờ còn thấy đất liền nữa.
Nhưng Ma – gien- lan hiểu rằng quay trở lại là điều không thể được, sớm hay muộn thế nào cũng đến được một hòn đảo nào đấy, còn quay trở lại thì không đủ sức và lương thực nữa.
Họ phải mất đến ba tháng trong cuộc du hành ghê sợ này mới trông thấy được đất, hay nói cho đúng là một dãy núi đá trơ trụi và sầu thảm, không có một giọt nước, một ngọn cỏ. Tuy vậy, các thuỷ thủ lại thấy phấn khởi: đại dương mênh mông đã hết và có thể sắp sửa sẽ thấy những hòn đảo, ở đó có nước ngọt và lương thực. Thật vậy, chẳng bao lâu điều chờ đợi của họ đã đến.
Ngày 6/3/1521, các thuỷ thủ đã tìm ra một hòn đảo. Thật là một kỳ quan: đảo có nhiều cây dừa và suối nước ngọt, thứ nước trong và mát mà họ đã khao khát từ lâu. Trên đảo có người ở và gia súc. Thế là có thể được ăn thịt tươi. Những đau khổ dài dẳng của họ đã chấm dứt.
Lúc này, người ta có thể hy vọng rằng tất cả tài họa của cuộc thám hiểm đã chấm dứt, ba chiếc thuyền còn lại sẽ đi từ đảo này đến đảo kia một cách yên lặng, thanh bình và về đến châu Âu, đến nước nhà trong thắng lợi vinh quang.
Nhưng không, sự việc đã không như vậy! Ma – gien- lan và các bạn đồng hành lại tự chuốt lấy thêm biết bao tai hoạ. Nhưng tai họa ấy không phải do thiên nhiên, mà do lòng hám lợi và tính hiếu xâm lăng của các thuỷ thủ.
Ma – gien- lan can thiệp vào những cuộc xích mích giữa các trù trưởng các bộ lạc nhỏ ở dãi Phi-lip-pin. Với một nhóm 60 người có mang áo giáp và khí giới, Ma – gien- lan đã tấn công 1000 thổ dân đảo Man-tan chỉ có cung tên và giáo mác. Ma – gien- lan đã chết tại đây.
Như vậy đã kết liễu cuộc đời của nhà đi biển nổi tiếng không hoàn thành được sự nghiệp của mình.
Sau cái chết của Ma – gien- lan và nhiều bạn đồng hành, các thuyền Tây Ban Nha còn đi lang thang trong một thời gian dài nữa giữa các hòn đảo nằm rải rác trong vùng biển từ châu Á đến châu Úc. Họ chỉ còn lại hai chiếc thuyền là Vích- to- ri- a và Tri- ni- đát. Còn chiếc thuyền Côn- xép-xi- ôn bị hư hỏng nhiều, phải đốt đi để khỏi rơi vào tay các thổ dân.
Nhưng rồi thuyền Tri-ni-đát cũng bị hư hỏng nhiều, không thể đương đầu với sóng biển để đến châu Âu được. Người ta quyết định đổ lại để sửa chữa, chỉ còn một mình thuyền Vích-to-ri-a với 47 thuỷ thủ trở về dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Xê-ba-chiên đen Ca-nô là một trong những thuỷ thủ giỏi nhất trong bọn còn lại .
Chiếc Tri-ni-át sau đó không trở về được Tây Ban Nha. Sau những chuyến đi dài trong các quần đảo, thuyền bị đắm, các thuỷ thủ đều bị chết, trừ bốn người sống sót trở về quê hương. Còn chiếc Vích – to –ri-a đầy đủ lương thực và nước uống đã lên đường về châu Âu.
Đoạn đường này thật ghê sợ, lương thực bị hư hỏng, nước uống bị thối…
Trên thuyền đã mang được 26 tấn hương liệu, đó là một giá trị rất lớn vào thời bấy giờ. Người Tây Ban Nhan có dược những hương liệu đó là nhờ họ trao đổi với dân thổ cư trong những quần đảo thuộc biển Đông; nhưng hương liệu chỉ dung để làm gia vị cho thức ăn, mà thức ăn thì họ lại không có.
Chiếc Vích – to- ri- a đã cập bến Xê-vi vào ngày 8/9/1522. Chỉ có 18 thuỷ thủ đứng trên mạn thuyền, dưới lá cờ Tây Ban Nha bay phất phới. Cuộc du hành vòng qunh thế giới đầu tiên đã kéo dài trong 3 năm kém 12 ngày.
Tuy nhiên, những người lái buôn Tây Ban Nha lấy làm thoả mãn, 26 tấn hương liệu được bù lại rộng rãi tất cả phí tổn của cuộc thám hiểm, kể cả tiền mua các thuyền.
Thật ra đã có 160 sĩ quan và thuỷ thủ bị chết trong cuộc thám hiểm đó, nhưng điều đó không làm cho họ ưu phiền: tính mệnh con người đối với họ không đáng giá một đồng xu!
Cuộc thám hiểm nổi danh của Ma – gien- lan đã kết thúc như vậy.
Lần đầu tiên người ta có thể chứng minh một cách không thể chối cãi được rằng Trái đất là một quả cầu và ta có thể đi vòng quanh được.
Ngày nay ta khó mà hình dung được phát triển vĩ đại đó đã gây ấn tượng kinh ngạc lớn lao như thế nào đối với các người đồng thời của Ma – gien- lan.
Hãy nhìn trên bản đồ thế giới, trước Cô-lôm-bô người châu Âu chưa biết có một lục địa châu Mỹ khổng lồ; trước Ma – gien- lan họ không có quan niệm gì về khoảng rộng của Thái Bình Dương. Họ đã hình dung Trái đất như người ta đã quan niệm cách đây 450 năm, trước những phát kiến phi thường của Cô-lôm-bô và Ma – gien- lan.