Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
@Nk>↑@

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

(Không copy trên mạng nha copy là mình ko tick đâu đấy!)

Thùy Vũ
8 tháng 5 2018 lúc 19:31

Nói đến học là nói đến nghị lực,một tư duy nhạy bén,một sự quyết tâm kiên cường,một trực quan sáng suốt. Chính vì vậy ngay từ nhỏ ai cũng phải được học hành,không được học hành chúng ta chỉ là một con người vô dụng,không làm được việc gì. Để thành công ta phải trải qua bao gian khổ, thị phi nhưng nó sẽ là nghị lực để ta phấn đấu. Như Bác Hồ đã nói:" Học hỏi là việc cần phải được tiếp tục suốt đời". Đúng vậy,học tập không chỉ dừng lại khi ta đã thành công, học tập không chỉ chú trọng ở sách vở, mà học tập còn học ở ngoài xã hội, học ở sự vấp ngã, học ở con người và học ở tất những điều hay lẽ phải trong cuộc sống xung quanh cta. Và câu châm ngôn nổi tiếng của nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại " Học, học nữa, học mãi " đã trở thành động lực để ta học tập.
Câu nói của nhà cách mạng kiệ xuất Lê-nin xét cho cùng thì đó là chân lí của học tập, rằng việc chưa bao giờ là trọn vẹn và chưa bao giờ có giới hạn. Con ng có thể tìm thấy nguồn tri thức từ những thứ mà họ bắt đầu, nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con ng cái gọi là tri thứ. Con ng đã nhận ra tầm quan trọng của việc học từ xa xưa, những tri thức quý giá ấy dần dần được tích luỹ và truyền đạt cho thế hệ mai sau. Học không chỉ rèn luyện cho ta tri thức mà học còn rèn luyện cho ta tình cảm và đao đức. Là con ng ngoài cái trí thì cần phải có cái tâm, ông cha ta đã có câu:"Một chữ tâm bằng ba chữ tài" tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng nó cũng rất quan trọng trong mỗi ng, cũng nhờ cái điểm nhỏ đó đã nói lên phẩm chất con ng vì vậy dù có giỏi giang đến đâu mà không có cái tâm thì cũng như không. Học là để hiểu thấu những huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ rộng lớn. Để hiểu rõ được lời khuyên của Lê-nin thì trước hết ta phải hiểu học ở đây có nghĩa là gì. Học là cả một quá trình dài để tiếp thu, tích luỹ kiến thức, trau dồi tư duy dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của những ng đi trc. Còn hiểu theo nghĩa rộng thì " Học" to lớn lắm, học không đơn thuần là trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu thật nhiều những bài toán hay mà "học" còn tu dưỡng đạo đức, nhân cách con ng. Từ "học" được nhắc lại 3 lần, Lê-nin muốn nhấn mạnh rằng việc học không bao giờ là thừa cả, đúng là sức học của con ng có hạn nhưng tri thức không bao giờ có điểm kết thú. Nếu tri thức là cả đại dương rộng lớn thì những kiến thức mà con ng học được chỉ là 1 giọt nước nước trong cái đại dương rộng lớn đó mà thôi. "Học nữa" là ta đã học hết trình độ này thì ta phải tiếp tục học sang 1 trình khác, học từ đơn giản đến phức tạp, học từ dễ đến khó. Có thể nói việc học sẽ không ngừng nghỉ nó sẽ được tiếp tục đến suốt đời, nó sẽ trở thành 1 mạch nối tiếp nhau. Học tập còn nâng cao kiến thức, trau dồi tư duy, nâng cao sự sáng tạo, trình độ hiểu biết của mình. Sau mỗi lần ta được nâng thêm 1 chút tri thức nữa ta sẽ trưởng thành hơn, tư duy hơn và nhìn nhận và giải quyết vấn đề 1 cách dễ dàng hơn. Học còn rèn cho ta sự tự tin, có tự tin thì khi bước vào đời sẽ không bỡ ngỡ, lo lắng nữa. Không phải 1 khi đã trở thành "nhà bác học" thì họ đã học hết được những kiến thức rộng lớn đó và cũng không phải là sẽ ngừng học hỏi mà khi đã trở thành "nhà bác học" họ sẽ học thêm nhiều điều nữa để khám phá ra những điều bí ẩn chưa được lí giải, tạo ra những phát minh độc đáo. "Học mãi" là học suốt đời, học suốt ngày, dù đã già hay còn trẻ thì ta vẫn phải học, học để tạo thành thói quen ham học, say mê, hứng thú. Học là để nâng tầm kiến thức, lúc trẻ việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cao tuổi, nhưng không vì tuổi tác mà ta ngưng lại việc học, ngưng lại sự tìm tòi. Bác Hồ đã bỏ 36 năm cuộc đời của mình để sáng Liên Xô học hỏi, tìm cách giúp dân Việt Nam thoát sự khó khăn, nghèo đói và đưa đồng bài ta bước sang 1 giai đoạn hiện đại hơn, phát triển hơn. Ngoài việc học ở trường,ở lớp ta vẫn có thể tự học ở nhà, trên báo, các trang mạng, học từ các bạn cùng trang lứa và đặc biệt nên học ở ngoài xã hội. Nếu cta không học tập thì cả thế giới sẽ chẳng có ai tài giỏi, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh, vì thế việc học là rất cần thiết với mỗi con ng và nó còn là 1 trách nhiệm cao cả của mỗi cta. Non sông VN có thể sánh vai với các cường quóc năm châu được hay không một phần là nhờ các thế hệ trẻ, búp măng non của đất nước. Nhân dân ta có 1 truyền thống hiếu học như ông Mạc Đĩnh Chi do nhà nghèo không có tiền mua đèn học nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học bài và cũng nhờ sự ham học hỏi đó ông đã trở thành "trạng nguyên". Từ xưa, đã có rất nhiều tấm gương sáng giá để ta học hỏi ở họ nhưng bây giờ công nghệ phát triển, cuộc sống đổi mới nên có nhiều ng không nhận ra tầm quan trọng của việc học, cho việc học là dư thừa. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên rất khó khăn và nhàm chán nếu không có học thức.
Lời khuyên của Lê-nin tuy ngắn gọn mà sâu sắc ý nghĩa. Câu châm ngôn" Học, học nữa, học mãi" sẽ là hành trang theo chân ta suốt đời, sẽ là nguồn động lực để ta cố gắng học tập trở thành người công dân có ích cho xã hội
#Chúc_các_bạn_học_tốt <3

Nguyễn Thị Thảo
8 tháng 5 2018 lúc 15:00

Bạn ơi bạn cứ tìm trên mạng đầy ý Xong rồi tham khảo rồi chốt lại để học hỏi được!!!!

Dài nữa làm sao viết nổi 😶😶😶😶


Các câu hỏi tương tự
Chi Mary
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
ánh tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Tài
Xem chi tiết
Lê Huyền Linh
Xem chi tiết
duong cam van
Xem chi tiết
NgUyỄn TuYềN
Xem chi tiết