Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc trường hợp sau và hộp thông tin để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1. Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp A tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tạo thuận lợi cho việc bán hàng của mình, doanh nghiệp B đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và hoạ tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.

Trường hợp 2. Thấy cửa hàng bán đồ ăn của mình lượng khách lúc nào cũng ít hơn của hàng bán đồ ăn góc phố đối diện, bà T thường tung tin đồn thất thiệt về những món ăn của cửa hàng đối diện, gây phiền hà cho khách hàng vào những thời điểm đông khách.

a) Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b) Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c) Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh? 

datcoder
12 tháng 7 lúc 23:20

a. - Hành vi của doanh nghiệp B đã thể hiện sự cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp A, vì đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và hoạ tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp B đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh.

- Hành vi của doanh nghiệp B đã gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp A.

b. Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

c. Để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp cần:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh và các chính sách về cạnh tranh.

- Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như: xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.