Bài 11. Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.

b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.

datcoder
9 tháng 7 lúc 10:40

a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:

Yêu cầu b)

- Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do Đảng lãnh đạo, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

- Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp: là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc đóng hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

- Các tổ chức phi chính phủ: là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận độc lập với chính phủ, hệ thống kết nối của các tổ chức này thường mang tính chất xuyên quốc gia, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,…

- Các tổ chức tôn giáo: như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam,…